Sáng ngày 07/01/2022, Đảng bộ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng năm 2021 và triển khai phương hướng nhiệm vụ năm 2022. Tham dự có đại diện lãnh đạo các chi bộ trực thuộc, các đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong năm 2021. Đồng chí Mai Văn Mười - TUV, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế chủ trì hội nghị. 

z3063203280764 6ee5465002235bcca876bdc0d124a256

Đồng chí Mai Văn Mười - TUV, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị 

Trong năm 2021, với quyết tâm cao của tập thể Đảng ủy, các chi ủy cùng toàn thể đảng viên, công chức, viên chức, người lao động Đảng bộ Sở Y tế đã phấn đấu thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng đạt được nhiều kết quả nhất định. Về nhiệm vụ chính trị: rà soát củng cố, kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy của các đơn vị theo quy định; tập trung phòng chống dịch COVID-19; triển khai tích cực các biện pháp phòng bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác như: Sốt xuất huyết, Sốt rét, Lao, Phong,…; chú trọng phòng các bệnh không lây nhiễm phổ biến như: Tăng huyết áp, Đái tháo đường, Tâm thần,…; duy trì tiêm chủng vắc xin cho trẻ dưới 1 tuổi đạt kế hoạch của năm; công tác tuyên truyền về phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên các phương tiện thông tin đại chúng đạt hiệu quả,… Về công tác xây dựng Đảng: các cấp ủy thực hiện tốt công tác tư tưởng, giáo dục chính trị và lối sống cho đảng viên; kịp thời phổ biến, quán triệt, triển khai các chủ trương, đường lối, chính sách, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của nhà nước; tiếp tục thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị, kết luận số 01-KL-TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị, thực hiện nghị quyết TW 4 về: Xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự chuyển biến”, “tự chuyển hóa” gắn với “quy tắc ứng xử”; kiện toàn cấp ủy, bổ sung cấp ủy và cán bộ chủ chốt; kết nạp 28 đảng viên, bồi dưỡng kết nạp cho 120 quần chúng ưu tú; đoàn thanh niên đã có nhiều hoạt động sôi nổi, đặc biệt, tham gia tăng cường hỗ trợ Tp Hồ Chí Minh chống dịch COVID-19,…

tải xuống

Đồng chí Mai Văn Mười - TUV, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế trao bằng khen cho tập thể xuất sắc

Trong năm 2022, Đảng bộ Sở Y tế đặt ra mục tiêu: 100% đảng viên, công chức, viên chức, người lao động tham gia học tập các chỉ thị, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, Ngành Y tế; 100% đảng viên đăng kí và thực hiện tốt các nội dung tu dưỡng, rèn luyện, nêu gương; 90% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên, 20% đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; kết nạp ít nhất 30 đảng viên; 100% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; khống chế dịch bệnh không để lây lan diện rộng và kéo dài; tỷ lệ giảm sinh 0,15%; tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 5 tuổi giảm 21,2%, không có ngộ độc thực phẩm trên 30 người mắc; bác sỹ/10.000 dân: 11,4; gường bệnh/10.000 dân tối thiểu 44,6… 

tải xuống 1

Đồng chí Mai Văn Mười - TUV, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế trao bằng khen cho cá nhân xuất sắc

Tại hội nghị, Đảng bộ Sở Y tế đã khen thưởng 2 chi bộ (Trung Tâm Kiểm soát bệnh tật, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch) và 24 đảng viên hoàn thành suất sắc nhiệm vụ trong năm 2021./.

 

Chiều ngày 24/12, Ban chấp hành Đoàn Sở Y tế Quảng Nam (lần thứ III, nhiệm kỳ 2017-2022) tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2021 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Tham dự có đồng chí Nguyễn Văn Cầm - UVBCH Đảng bộ SYT, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Quảng Nam; đồng chí Nguyễn Văn Hợi – Bí thư Đoàn khối các cơ quan Quảng Nam; đồng chí Trương Quang Bình - Ủy viên BCH Đảng bộ, Bí thư Đoàn SYT cùng đại diện các chi đoàn cơ sở trực thuộc Sở Y tế.

TOAN CANH HOI NGHI

  Hình ảnh:  Toàn cảnh Hội nghị Ban chấp hành lần thứ III, nhiệm kỳ 2017-2022 tổng kết công tác Đoàn và phong trào thanh niên năm 2021 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2022

   Trong năm qua, Đoàn viên thanh niên Đoàn Sở Y tế luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao; chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia tích cực vào các phong trào hoạt động chào mừng kỷ niệm 90 năm thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/2031 – 26/3/2021) và các ngày Lễ lớn trong năm như sinh hoạt kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đoàn, tổ chức cuộc thi ảnh “ Tự hào màu áo xanh thanh niên, giải bóng đá mini Nữ, tham gia ngày hội Đoàn viên “ Tuổi trẻ khối các cơ quan đoàn kết, sáng tạo”, tổ chức giải cầu lông chào mừng Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2, phát quà cho các cháu thiếu nhi nhân ngày 1/6, nhiều hoạt động ý nghĩa Kỷ niệm 74 năm Ngày thương binh liệt sĩ,…; tổ chức và duy trì ngân hàng máu sống; tham gia hội thi tin học Khối cán bộ, công chức, viên chức trẻ;…

TRAO GIAY KHEN CHO TAP THE CA NHAN SUAT SAC

Tặng giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niêm năm 2021

  Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp, Đoàn viên thanh niên luôn chú trọng làm tốt công tác phòng chống dịch; xung kích tham gia chống dịch tại tuyến đầu, khu cách ly, chốt chặn, tham gia lấy mẫu, truy vết tại CDC, tham gia chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện YHCT Quảng Nam; làm 2500 mũ chống giọt bắn hỗ trợ các đơn vị tuyến đầu chống dịch; đăng ký tình nguyện tham gia hỗ trợ phòng, chống dịch tại TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam có dịch bùng phát mạnh và tham gia mạng lưới thầy thuốc đồng hành.

          Năm 2022, Ban thường vụ Đoàn Sở y tế tiếp tục tuyên truyền sâu rộng và tổ chức thành công Đại hội Đoàn các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS HCM lần thứ XII; triển khai Nghị quyết số 01-NQ/ĐTN ngày 20/11/2017 và Nghị quyết 06-NQ/ĐTN; đầu tư nghiên cứu đổi mới hình thức sinh hoạt Đoàn, lồng ghép các hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh niên; quan tâm công tác tuyên truyền định hướng qua kên thông tin của Đoàn; tăng cường hiệu quả công tác rèn luyện, quản lý đoàn viên; làm tốt công tác phát triển Đảng, giới thiệu đoàn viên ưu tú cho Đảng xem xét kếp nạp; đẩy mạnh phong trào “Sáng tạo trẻ”; phát huy vai trò xung kích, tình nguyện, sáng tạo của tuổi trẻ; tích cực tham gia các hoạt động xung kích phòng chống dịch COVID-19;…

RA MAT BCH CHI DOAN SYT

Ban chấp hành Đoàn Sở Y tế Quảng Nam ra mắt BCH mới (Đ/C Nguyễn Khoa Vỹ - Bí thư Đoàn SYT; Đ/C Cao Văn Trọng – Phó Bí thư Đoàn SYT; Đ/C Nguyễn Xuân Tiến  - Ủy viên BTV; Đ/C Nguyễn Văn Dũng - Ủy viên BCH)

Hội nghị đã bầu Ban chấp hành Đoàn Sở Y tế Quảng Nam mới với ra mắt BCH mới gồm 4 đồng chí: đ/c Nguyễn Khoa Vỹ giữ chức vụ Bí thư Đoàn SYT; đ/c Cao Văn Trọng – Phó Bí thư Đoàn SYT; đ/c Nguyễn Xuân Tiến  - Ủy viên BTV; đ/c Nguyễn Văn Dũng - Ủy viên BCH. Và trao tặng Giấy khen cho các tập thể, cá nhân có thành tích cực trong hoạt động Đoàn.

 

Ngày 18/12 Sở Y tế Quảng Nam tổ chức diễn tập ứng phó sự cố môi trường (ƯPSCMT) do chất thải y tế tại BVĐK thành phố Hội An. Tham dự buổi diễn tập có Ts Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế; Đại tá Lưu Đức Hạnh , Phó trưởng phòng Tác chiến, Bộ Tư lệnh Hoá học - Bộ Quốc phòng; Bs.CKII Huỳnh Thuận, Phó Giám đốc Sở Y tế; lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam; lãnh đạo, cán bộ chuyên trách 18 TTYT huyện/thị xã/thành phố và một số bệnh viện công lập trên địa bàn tỉnh.

 

hoithao

 

Ts Nguyễn Thanh Hà, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế - Bộ Y tế kết luận tại buổi Hội thảo khoa học chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch và thực hiện diễn tập phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế 

Đây là hoạt động thí điểm xây dựng kế hoạch “Phòng ngừa và Ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế”. Quảng Nam là tỉnh đầu tiên tổ chức thí điểm diễn tập ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế. Với sự hỗ trợ chuyên môn, nhân lực, kỹ thuật của Cục Quản lý môi trường – Bộ Y tế, vàTrung tâm Ứng cứu khắc phục sự cố hóa học, sinh học phóng xạ, hạt nhân khu vực Miền Trung - Bộ Tư lệnh hóa học, buổi diễn tập được diễn ra với hai tình huống. Tình huống 1: Sự cố chất thải rơi vãi do có đám cháy gần nhà lưu giữ làm nhân viên thu gom ngất xỉu, thùng chất thải ngã đổ nắp bung rơi rãi tung tóe chất thải lẫn máu dịch ra khu vực xung quanh. Ở tình huống này, sau khi nhận được thông báo, Ban chỉ huy PN&ƯPSCMT và đội ƯPSCMT khẩn trương kích hoạt các hoạt động theo kế hoạch; Lập tức cứu hỏa; Cấp cứu người bị nạn; Cảnh báo và khoanh vùng cách ly khu vực xảy ra sự cố; Phun khử khuẩn khu vực rơi vãi chất thải bằng dung dịch Cloramine B 0,5-1% Clor hoạt tính; Thu gom chất thải, chuyển vào khu vực lưu giữ tạm thời; Phun khử khuẩn toàn bộ khu vực bằng dung dịch Cloramine B 0,5-1% Clor hoạt tính; Vệ sinh khu vực sự cố; Báo cáo Ban chỉ huy PN&ƯPSCMT và lưu giữ hồ sơ. Tình huống 2: Sự cố nước thải tràn đổ. Sau khi nhận được sự chỉ đạo của lãnh đạo bệnh viện, Ban chỉ huy PN&ƯPSCMT triển khai các hoạt động theo kế hoạch; đội ƯPSCMT nhanh chóng mang bộ dụng cụ ứng cứu đến ngay hiện trường, sử dụng cát có tại bệnh viện để ngăn chặn dòng chảy dẫn nước về vùng trũng, tạo thành hồ chứa tạm thời đồng thời thông báo các khoa phòng khoá hệ thống nước đang hoạt động, tạm ngừng/hạn chế sử dụng nước; Cảnh báo và khoanh vùng cách ly khu vực xảy ra sự cố; Thu gom chất thải vào bao vàng, thùng vàng chuyển về khu lưu giữ chất thải y tế; Khử khuẩn nước trong bể chứa tạm thời bằng dung dịch Cloramin B 0,5-1% sau đó chuyển nước vào bể điều hòa để xử lý theo quy định; Kiểm tra, đánh giá nguyên nhân, mức độ hỏng, sửa chữa khắc phục hệ thống thu gom nước thải; Vệ sinh dụng cụ, phun khử khuẩn các bề mặt khu vực sự cố; Báo cáo Ban giám đốc bệnh viện, Sở Y tế.

 

tải xuống 1

Hình ảnh Diễn tập tình huống 1: Sự cố chất thải rơi vãi do có đám cháy gần nhà lưu giữ làm nhân viên thu gom ngất xỉu, thùng chất thải ngã đổ

Cùng ngày, chương trình Hội thảo khoa học chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng kế hoạch và thực hiện diễn tập phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế cũng được diễn ra. Các đại biểu được hướng dẫn các bước triển khai xây dựng kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường do chất thải y tế. Các đơn vị y tế cùng nhau thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, những khó khăn và thuận lợi để đưa ra giải pháp tối ưu nhất trong xây dựng kế hoạch nhằm giảm thiểu nguy cơ, sự cố môi trường do chất thải y tế, đồng thời, chủ động ứng phó, ngăn chặn, xử lý kịp thời sự cố môi trường do chất thải y tế.

tải xuống 2

Hình ảnh Diễn tập trong tình huống 2: Sự cố nước thải tràn đổ

Tại buổi Hội thảo, Phó Cục trưởng Cục Quản lý môi trường Y tế nhấn mạnh, để thực hiện hiệu quả công tác quản lý chất thải y tế và quy trình xử lý tình huống khi có sự cố môi trường do chất thải y tế thì cần có nhân lực, thời gian để hoàn thiện. Ông  ghi nhận kết quả đạt được của buổi thí điểm diễn tập hôm nay và đề nghị ngành y tế Quảng Nam tiếp tục thực hiện tốt hơn quy trình xử lý chất thải y tế  để bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế và bệnh nhân.

 

Căn cứ thực tiễn tình hình dịch bệnh, khả năng đáp ứng công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại tỉnh trong giai đoạn hiện tại, ngày 1/12/2021,  Sở Y tế tỉnh Quảng Nam ban hành Công văn số 3598/SYT-NVY của Sở Y tế về việc ''quản lý, giám sát, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đối với người vào Quảng Nam trong giai đoạn mới" cho các Sở, Ban, ngành, địa phương liên quan triển khai thực hiện một số nội dung về công tác giám sát.

Theo đó:

hn4

1.1. Đối với người về từ các vùng Xanh/Vàng (không tính đến tình trạng tiêm vắc xin) hoặc vùng Cam mà đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 liều cuối cùng tối thiểu 14 ngày và không quá 12 tháng (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp) hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng tính đến thời điểm về địa phương (có giấy ra viện/giấy xác nhận khỏi bệnh COVID-19)

a, Thời gian cách ly: tự theo dõi sức khoẻ tại nhà 07 ngày, sau đó tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ 7 ngày tiếp theo, thực hiện nghiêm Thông điệp 5K.

b, Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2: chỉ lấy mẫu khi có triệu chứng nghi nhiễm SARS-CoV-2: như ho, sốt, khó thở, đau rát họng, mất vị giác…

c, Người đến Quảng Nam vì lý do công tác hoặc đi du lịch cuối tuần: khi vào tỉnh Quảng Nam phải có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 (-) bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR còn giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.

Nếu thời gian lưu trú tại Quảng Nam vượt quá giới hạn giá trị của kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 thì phải làm lại xét nghiệm bằng test nhanh kháng nguyên hoặc phương pháp RT-PCR và tự chi trả phí xét nghiệm. Cơ quan/tổ chức, cơ sở lưu trú có trách nhiệm báo cáo chính quyền địa phương (cấp xã) và phải đảm bảo các biện pháp phòng chống dịch trong quá trình có những người thuộc nhóm này đến làm việc/lưu trú.

1.2. Đối với người về từ vùng Cam và tiêm chưa đủ liều vắc xin phòng COVID-19 (thẻ vàng trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm chủng của cơ quan có thẩm quyền cấp), người về từ vùng đỏ đã được tiêm đủ liều vắc xin (thẻ xanh trên Sổ Sức khoẻ điện tử hoặc giấy chứng nhận tiêm đủ liều vắc xin của cơ quan có thẩm quyền cấp)

a, Thời gian cách ly: thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày kể từ ngày về địa phương và luôn thực hiện Thông điệp 5K;

b, Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2: thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 vào ngày thứ nhất, ngày thứ 14 kể từ ngày về địa phương. Lấy mẫu xét nghiệm khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19. Lấy mẫu bằng phương pháp RTPCR và tự chi trả phí xét nghiệm.

1.3. Đối với người về từ vùng Cam chưa được tiêm vắc xin, người về từ vùng đỏ được tiêm vắc xin nhưng chưa đủ liều chưa được tiêm vắc xin

a, Thời gian cách ly: Thực hiện cách ly tập trung 14 ngày kể từ ngày về địa phương; tiếp tục tự theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo và nghiêm túc thực hiện Thông điệp 5K;

b, Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2: lấy mẫu ít nhất 3 lần (lần 1 vào ngày cách ly, lần 2 vào thứ 14, lần cuối cùng vào ngày thứ 21). Lấy mẫu xét nghiệm khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19. Lấy mẫu bằng phương pháp RTPCR và tự chi trả phí xét nghiệm.

Toàn văn đề nghị theo tập đính kèm

 

 

Trước tình hình thực tế các ca bệnh tại Quảng Nam và trong giai đoạn thích ứng trong tình hình mới, ngày 25/11/2021, Sở Y tế  - Cơ quan thường trực của BCĐ Phòng, chống dịch COVID-19 ban hành đề nghị số 3506/SYT-NVY về việc áp dụng biện pháp cách ly y tế với những đối tượng tiếp xúc gần với ca bệnh (F1) .

Theo đó:

2345

1.Áp dụng biện pháp cách ly y tế

1.1. Đối với người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, liều cuối cùng tối thiểu 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc có chứng nhận khỏi bệnh trong vòng 6 tháng:

a, Thời gian cách ly: cách ly y tế tại nhà ít nhất 14 ngày liên tục (kể từ ngày cuối cùng tiếp xúc với F0 hoặc ngày cuối cùng đến/ở/về từ các địa điểm hoặc ngày vào khu cách ly nếu không xác định được các mốc thời gian) và tiếp tục tự theo dõi sức khoẻ 7 ngày.

b, Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2: lấy mẫu ít nhất 02 lần (lần 1 vào ngày cách ly, lần 2 vào ngày thứ 14). Lấy mẫu xét nghiệm khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.

 1.2. Đối với người tiêm chưa đủ liều vắc xin:

a, Thời gian cách ly: cách ly y tế tập trung ít nhất 07 ngày liên tục (kể từ ngày cuối cùng tiếp xúc với F0 hoặc ngày cuối cùng đến/ở/về từ các địa điểm được thông báo hoặc ngày vào khu cách ly nếu không xác định được các mốc thời gian), tiếp tục cách ly tại nhà 07 ngày, tự theo dõi sức khoẻ trong 07 ngày tiếp theo.

b, Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2: lấy mẫu ít nhất 3 lần (lần 1 vào ngày cách ly, lần 2 vào ngày thứ 7, lần 3 vào ngày thứ 14). Lấy mẫu xét nghiệm khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.

1.3. Đối các trưởng hợp đặc biệt: trẻ em dưới 18 tuổi, người già trên 65 tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, người hạn chế vận động, người bị bệnh sức khỏe yếu cần có sự chăm sóc (phải có xác nhận của đơn vị y tế) thì áp dụng cách ly tại nhà 14 ngày và chuyển sang tự theo dói sức khỏe tại nơi lưu trú trong 14 ngày tiếp theo. Thực hiện lấy mẫu xét nghiệm vào ngày đầu, ngày thứ 7 và ngày kết thúc cách ly

1.3. Đối với các trường hợp chưa tiêm vắc xin:

a, Thời gian cách ly: cách ly y tế tập trung ít nhất 14 ngày liên tục (kể từ ngày cuối cùng tiếp xúc với F0 hoặc ngày cuối cùng đến/ở/về từ các địa điểm được thông báo hoặc ngày vào khu cách ly nếu không xác định được các mốc thời gian), tiếp tục cách ly tại nhà 07 ngày sau khi hoàn thành cách ly tập trung.

b, Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2: lấy mẫu ít nhất 3 lần (lần 1 vào ngày cách ly, lần 2 vào thứ 14, lần cuối cùng vào ngày thứ 21). Lấy mẫu xét nghiệm khi có các triệu chứng nghi ngờ mắc COVID-19.

Toàn văn đề nghị theo tập đính kèm

Sáng ngày 25/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Sở Y tế, Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam phối hợp tổ chức hội thảo chuyên đề Khảo sát thực trạng và giải pháp tiếp tục xây dựng, phát triển Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam theo chỉ thị 24-CT/TW. Tham dự có ông Trần Văn Dũng - Phó trưởng phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Nam, BSCKII Huỳnh Thuận - Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Như Chính - UVBCH Trung ương Hội Đông Y Việt Nam, Chủ tịch Hội Đông Y Quảng Nam cùng đại diện Hội Đông Y thuộc 13/18 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn.

HOI THAO DONG Y 21

Toàn cảnh hội thảo chuyên đề Khảo sát thực trạng và giải pháp tiếp tục xây dựng, phát triển Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam 

Theo báo cáo Hội Đông Y Quảng Nam, hiện nay toàn tỉnh có 558 hội viên thuộc 13 huyện/thị xã/thành phố, 112 chi Hội Đông y, 7 chi hội trực thuộc, trong đó, có 160 thầy thuốc đông y và lương y được cấp phép hành nghề. Hàng năm, Hội đã khám và cấp từ 350-400 nghìn thang thuốc, hàng tấn thuốc hoàn cứng và hoàn mềm; ứng dụng các phương pháp như: châm cứu, xoa bóp, day ấn huyệt,…; tổ chức nhiều buổi tuyên truyền, hướng dẫn người dân tự trồng các cây thuốc để chữa bệnh cũng như phát triển cây dược liệu.

Tại đây, đại diện các Hội Đông Y trên địa bàn đã tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến về các vấn đề liên quan đến phát triển trồng cây dược liệu với quy mô lớn cũng như tìm đầu ra có các loại dược liệu này; nguồn giống để nhân rộng và phát triển cây dược liệu; nâng cao tay nghề cho các lương y; cấp chứng chỉ hành nghề, chế độ phù hợp cho lương y; quan tâm phát triển mô hình phòng khám y học cổ tuyền tại tuyến xã,… Đại diện Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam triển khai quyết định số 55/QĐ-HĐY ngày 20/7/2021 của Trung ương Hội Đông Y Việt Nam và Bộ Y tế về việc “Ban hành hướng dẫn tạm  thời sử dụng y học cổ truyền để phòng, chống dịch COVID-19.

Cũng tại hội thảo, đại diện các đơn vị tham gia báo cáo các chuyên đề liên quan đến điều trị bệnh Đái tháo đường bằng phương pháp đông y như: ứng dụng thuốc đông y điều trị bệnh lý tiểu đường, thuốc nam chữa bệnh Đái tháo đường, điều trị bệnh Đái tháo đường bằng phương pháp Đông tây y kết hợp,…

Hội thảo chuyên đề lần là dịp để các thành viên thuộc Hội Đông Y trên địa bàn chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình hoạt động tại mỗi địa phương, từ đó có những đề xuất, kiến nghị đến Sở Y tế, lãnh đạo tỉnh có những giải pháp để sớm khắc phục những tồn tại, giúp Hội Đông Y tỉnh Quảng Nam phát triển ngày càng vững mạnh./.

Thùy An - Viết Thạnh

Ngày 23/11, GS.TS Trần Văn Thuấn – Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị trực tuyến Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng ô xy y tế và trang thiết bị chăm sóc hô hấp, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại 63 tỉnh/thành phố. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo và chuyên viên một số Bộ/ngành Trung ương; Tổ chức PATH; đại diện các Vụ, Cục, Văn phòng Bộ Y tế và một số đơn vị liên quan. Tại điểm cầu tỉnh Quảng Nam, tham dự có BS.CKII Huỳnh Thuận – Phó Giám đốc Sở Y tế; đại diện lãnh đạo của các cơ sở y tế, bệnh viện trên địa bàn tỉnh.

truc tuyen O xy bs Thuan du

Quang cảnh dự Hội nghị trực tuyến Phổ biến kết quả khảo sát thực trạng ô xy y tế và trang thiết bị chăm sóc hô hấp, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại điểm cầu Sở Y tế Quảng Nam.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn cho biết, hiện nay, việc cung ứng đầy đủ, kịp thời ô xy y tế có vai trò quan trọng trong công tác điều trị bệnh nhân COVID-19, giúp giảm nhẹ tình trạng bệnh và hạn chế tử vong. Các nghiên cứu trên thế giới chỉ ra rằng trên 60% các ca nhiễm COVID-19 diễn biến nặng đã phải sử dụng liệu pháp ô xy để hỗ trợ hô hấp trong quá trình điều trị.  Vì vậy, đảm bảo ô xy y tế không được thiếu, cung ứng kịp thời phục vụ công tác điều trị bệnh nhân COVID-19 là vấn đề cấp thiết. 

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng được nghe một số nội dung như: Báo cáo tóm tắt kết quả khảo sát toàn quốc về trang thiết bị chăm sóc hô hấp, điều trị bệnh nhân COVID-19; Giới thiệu nền tảng chuyển tuyến cấp cứu người bệnh COVID-19; Năng lực của mạng lưới cung ứng ô xy lỏng và khí ô xy ở Việt Nam; Công tác quản lý và điều phối ô xy y tế tại Việt Nam; Chia sẻ các hoạt động ứng phó và bài học kinh nghiệm liên quan đến cung ứng trang thiết bị, vật tư phục vụ chăm sóc hô hấp, điều trị bệnh nhân COVID-19; Các hoạt động ứng phó và bài học kinh nghiệm cung ứng ô xy y tế phục vụ chăm sóc hô hấp, điều trị bệnh nhân COVID-19;... Đồng thời, các đại biểu cùng nhau thảo luận, góp ý xây dựng dự thảo khung Kế hoạch sẵn sàng đảm bảo nguồn cung ứng trang thiết bị, vật tư, ô xy tế chăm sóc hô hấp, điều trị bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam trong thời gian tới.

Tường Quyên

Ngày 25/11/2021, UBND tỉnh Quảng Nam ban hành Quyết định số 3464/QĐ-UBND về ''Giải thể chốt kiểm soát phòng, chống dịch COVID-19''.

Theo đó:

thumb 660 82e362d3 017e 43ea 88b3 20c379402553

Điều 1. Giải thể 09 chốt kiểm soát phòng, chống dịch Covid-19 (được thành lập tại Quyết định số 1220/QĐ-UBND ngày 09/5/2021; Quyết định số 1493/Q Đ -UBND ngày 03/6/2021 và Quyết đ ịnh số 1670/Q Đ -UBND ngày 19/6/2021 của UBND tỉnh) trên địa bàn tỉnh từ 14h00’ ngày 25/11/2021, cụ thể:

1. Chốt tuyến Quốc lộ 1A (đoạn Km 943 + 300, tại Trung tâm Bảo vệ thực vật thị xã Điện Bàn, thuộc thôn Bồ Mưng 1, xã Điện Thắng Bắc, thị xã Điện Bàn);
2. Chốt tuyến Quốc lộ 1A (đoạn xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành giáp với địa phận tỉnh Quảng Ngãi);
3. Chốt tuyến Quốc lộ 14B (thuộc khu vực Ngã 3 Đại Hiệp, xã Đại Hiệp, huyện Đại Lộc);
4. Chốt tuyến Quốc lộ 14G (đoạn khu vực Dốc Kiền, xã Ba, huyện Đông Giang giáp với xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng);
5. Chốt tuyến ĐT603 (đoạn giao đường Lạc Long Quân, khối phố Viêm Đông, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn với đường Trường Sa, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng);
6. Chốt tuyến ĐT605 (đoạn khu vực thôn Bích Bắc, xã Điện Hòa, thị xã Điện Bàn với xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng);
7. Chốt tuyến ĐT607 (đoạn giao đường Trần Hưng Đạo, khối phố Câu Hà, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn với đường Trần Đại Nghĩa, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng);
8. Chốt tuyến đường nối Quốc lộ 1A với Cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi tại xã Tam Hiệp, huyện Núi Thành;
9. Chốt khu vực đèo Lò Xo (tuyến đường Hồ Chí Minh, xã Phước Mỹ, huyện Phước Sơn).

Toàn văn Quyết định theo tập đính kèm.

Trong tình hình mới, người ra vào Quảng Nam cần thực hiện các biện pháp phòng chồng dịch theo hướng dẫn Sở Y tế Quảng Nam: KÍCH VÀO ĐÂY ĐỂ XEM HƯỚNG DẪN

 

Chiều ngày 17/11, Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước để kiểm điểm tiến độ triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại các địa phương. Tại điểm cầu Quảng Nam có Ts.Bs Nguyễn Văn Văn - Phó giám đốc Sở Y tế, đại diện lãnh đại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật và cán bộ chuyên trách công tác tiêm chủng tham dự. Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị.

TAI DIEM CAU QN TIEM CHUNG TT

Ts. Bs Nguyễn Văn Văn - PGĐ Sở Y tế và đại diện Lãnh đạo CDC Quảng Nam tham dự Hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Sở Y tế Quảng Nam

Theo báo cáo từ Cục Y tế Dự phòng, tính đến chiều 17/11, cả nước đã phân bổ 129,6 triệu liều vắc xin phòng COVID-19 và đã tiêm trên 102 triệu liều, trong đó mũi 1 là khoảng 65,3 triệu liều và mũi 2 là khoảng 36,8 triệu liều, tỷ lệ tiêm mũi 1 đạt khoảng 88,2%, tiêm đủ 2 mũi đạt 50,9% ở người trên 18 tuổi. Hiện tại đã có 17 tỉnh, thành phố đã và đang triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ từ (12-17) tuổi: Ninh Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Lào Cai, Điện Biên, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Tây Ninh, Sóc Trăng, An Giang, Vĩnh Long, Bình Dương, Kiên Giang, Cà Mau và Hậu Giang.

Đánh giá về công tác tiêm chủng vắc xin COVID-19, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, hiện nay, tiến độ tiêm chủng ở nhiều địa phương nhanh, đảm bảo yêu cầu, tuy nhiên vẫn còn một số địa phương tiêm chậm, vắc xin đã được phân bổ còn tồn kho, một số tỉnh tuy chưa đạt yêu cầu về tỷ lệ bao phủ tiêm chủng cho người trên 18 tuổi nhưng đã tiêm cho trẻ em, một số tỉnh cập nhật đầy đủ dữ liệu trên nền tảng tiêm chủng chậm,… Do vậy, Thứ trưởng yêu cầu các địa phương này phải làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác tiêm vắc xin COVID-19.

Thùy An

Chiều ngày 11/11, Ban Văn Hóa – Xã hội HĐND tỉnh có buổi làm việc với Sở Y tế để nghe báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ của đơn vị năm 2021, chuẩn bị nội dung phục vụ cho kỳ họp thường lệ cuối năm 2021, HĐND tỉnh khóa X.

TS mUOI TANG HOA TS vAN

Ts.Bs Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-HĐND/08/12/2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 22/7/2021

          Trong thời gian từ năm 2017 đến nay, Sở Y tế đã nghiêm túc triển khai thực hiện Nghi quyết số 11/2017/NQ-HĐND ngày 19/4/2017 và Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐND ngày 13/01/2021 của HĐND tỉnh và đạt được những kết quả như: đã cử đi đào tạo được 55/101 Kỹ thuật chuyên sâu cho 55 bác sĩ, gồm 26 chuyên ngành tại 18 đơn vị y tế tuyến tỉnh, huyện và 22/68 ê–kíp cho 95 người gồm bác sĩ, điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên, y sĩ… của 12 đơn vị tuyến tỉnh/ huyện. Ngành y tế đã tạo điều kiện, hỗ trợ kinh phí đào tạo chuyên sâu giúp các đơn vị, cá nhân có điều kiện tham gia học tập để nâng cao tay nghề; tạo môi trường thuận lợi để viên chức y tế học tập nâng cao trình độ chuyên môn, gắn bó lâu dài với đơn vị; triển khai các dịch vụ chuyên môn sâu tại chỗ, giảm gánh nặng về kinh tế cho nhân dân, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; tạo nên các ekip thực hiện nhiệm vụ chuyên nghiệp, có kỹ năng, mang tính kế thừa;…

          Về kết quả thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-HĐND/08/12/2020 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và Nghị quyết số 48/NQ-HĐND ngày 22/7/2021 về bổ sung nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh 6 tháng cuối năm 2021, Sở Y tế đã đánh giá chung, các chỉ tiêu kinh tế xã hội (lĩnh vực y tế) trong đó có 06/09 chỉ tiêu đạt kế hoạch được giao năm 2021; 01 chỉ tiêu về tuổi thọ trung bình của người dân chưa đánh giá được; 02 chỉ tiêu chưa đạt là bác sĩ/ vạn dân và tỉ lệ xã có bác sĩ làm việc. Đồng thời tập trung chỉ đạo đồng bộ các giải pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh; tăng cường kiểm tra công tác phòng chống dịch các cấp, các Tiểu ban giúp việc cho Ban chỉ đạo PCD cấp tỉnh; tăng cường năng lực xét nghiệm SARS-CoV-2; triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 đảm bảo đạt kế hoạch;…

          Công tác phòng, chống bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và không lây nhiễm được triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống dịch và đạt được kết quả như ca mắc SXH giảm 74,5% so với cùng kỳ năm 2020, không có tử vong do SXH; số ca mắc sốt rét giảm 65,0% so với cùng kỳ năm 2020, không có trường hợp BNSR ác tính tử vong; số bệnh nhân tâm thần giảm so với cùng kỳ năm 2020,..Bên cạnh đó, duy trì tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ; về dân số và phát triển đã tổ chức trên 500 buổi tư vấn cho vị thành niên/thanh niên và trên 8.000 người được khám sức khỏe tiền hôn nhân,…; Công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra ATTP, giám sát mối nguy ô nhiễm môi trường được thực hiện đúng quy trình; nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường công tác quản lý nhà nước  toàn diện các mặc công tác của ngành, đảm bảo công tác y tế, dân số, khám chữa bệnh BHYT theo đúng quy định hướng dẫn của Bộ Y tế và các văn bản pháp luật liên quan;…

Viết Thạnh

Thời gian qua, Quảng Nam đã nỗ lực rất lớn trong công tác đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng ở các địa phương trên địa bàn tỉnh với mục tiêu bao phủ vắc xin COVID-19 trong cộng đồng, cùng với cả nước sớm đẩy lùi dịch bệnh. Đoàn công tác của tổ chức Tổ chức Y tế thế giới đã đến Quảng Nam để giám sát quá trình triển khai tiêm chủng vắc xin COVID-19 cho người dân tại thành phố Hội An, huyện Điện Bàn, Duy Xuyên và Thăng Bình, đoàn đã đánh giá cao những nỗ lực của QN trong công tác này.

A TIEM VAC XIN TAI TRAM CAM CHAU

Đoàn công tác Tổ chức Y tế thế giới đi kiểm tra, giám sát công tác tiêm chủng tại Trạm Y tế xã Cẩm Châu, TP Hội An

Tại các điểm giám sát, Đoàn đã đến để nghe báo cáo về tình hình tiêm chủng tại các địa phương đồng thời trực tiếp đến tại các điểm tiêm chủng thuộc Thành phố Hội An, huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Điện Bàn để kiểm tra và hướng dẫn các nội dung như công tác xây dựng kế hoạch tiêm chủng; tiếp nhận quản lý, sử dụng, tổ chức tiêm, giám sát phản ứng sau tiêm; công tác tổng hợp báo cáo kết quả tiêm vắc xin phòng COVID-19 và nhập số liệu tiêm chủng trên nền tảng quản lý tiêm chủng COVID-19,… Qua đó, giúp các đơn vị y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện tốt công tác tiêm chủng, đảm bảo an toàn trong công tác phòng, chống dịch giúp sớm đạt được mục tiêu bao phủ vắc xin trong cộng đồng.

Bs Nguyễn Thị Ngọc Anh - Giám đốc TTYT Hội An cho biết: “Hội An là thành phố du lịch, cần phải mở cửa du lịch sớm để phục hồi kinh tế do vậy, tỷ lệ tiêm chủng cần phải bao phủ trên 90%, để đạt chỉ tiêu đó, chúng tôi đã tăng cường tiêm tại các xã, phường. Để làm được điều này chúng tôi đã lập danh sách và đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Đặc biệt, chúng tôi ra soát các đối tượng không đến được điểm tiêm thì chúng tôi cử cán bộ y tế đến tận nhà để tiêm, vừa đảm bảo sức khỏe cho người dân vừa tăng tỷ lệ bao phủ vắc xin trong cộng đồng”

BS.CKI Huỳnh Công Quang - Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC) cho bết: “Hội An là một trong những địa phương của tỉnh được ưu tiên phân bổ số lượng vắc xin COVID-19. Đến thời điểm hiện tại, Hội An làm rất tốt công tác tiêm ngừa vắc xin trong cộng đồng. Dự kiến đến hết năm 2021 toàn tỉnh Quảng Nam quyết tâm thực hiện đạt trên 70% độ bao phủ vắc xin cho người trên 18 tuổi. Với mục tiêu này, trong đợt này Quảng Nam đã và đang huy động toàn bộ nhân lực để hỗ trợ cho ngành Y tế Quảng Nam như lực lượng quân đội, công an, đoàn thanh niên,… tham gia. Đồng thời, tổ chức nhiều điểm tiêm lưu động và tổ chức tiêm xuyên suốt cả ngày lẫn đêm.”

A KIEM TRA SUC KHOE CHO ME VIET NAM ANH HUNG TRAN THI THUY

Đoàn công tác cùng cán bộ Y tế xã Cẩm Thanh đến tận nhà để kiểm tra sức khỏe cho mẹ Việt Nam anh hùng Trần Thị Thùy

Tại các điểm tiêm chủng, các đối tượng nằm trong danh sách được tiêm đều đến đông đủ và được nhân viên y tế phát số, hướng dẫn điền phiếu thu nhập thông tin cá nhân, khai báo y tế, khám sàng lọc, đo thân thiệt, rửa tay sát khuẩn để phòng chống, dịch COVID-19. Công tác bố trí ở các điểm tiêm đều tuân thủ đúng quy tắc một chiều từ khâu tiếp đón, khám sàng lọc, bàn tiêm đến theo dõi sau tiêm. Người đến tiêm chủng đều đảm bảo giữ khoảng cách tối thiểu 2m, đeo khẩu trang xuyên suốt quá trình tiêm chủng, ở lại theo dõi sức khỏe sau tiêm ít nhất 30 phút và được nhân viên y tế hướng dẫn theo dõi trong vòng 7 ngày sau tiêm chủng rồi mới được ra về.

Anh Bùi Phước Minh - xã Cẩm Châu, Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam chia sẻ: “Hôm nay tôi đến để tiêm mũi thứ 2. Trước khi tiêm các bác sỹ hướng dẫn rất tận tình. Ngồi chờ theo dõi đã gần 30 phút sau tiêm, bản thân tôi thấy rất bình thường, không có phản ứng gì cả”.

A Quang kt cung WHO

Đoàn công tác WHO cùng với đại diện Lãnh đạo CDC Quảng Nam kiểm tra công tác tiêm vắc-xin phòng COVID-19 tại Hội An

Với mong muốn nhanh chóng đạt được miễn dịch cộng đồng, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh COVID-19. Cán bộ y tế đã đến tận nhà để tiêm vắc xin COVID-19 cho người già, người bị tai biến, mắc các bệnh lý nền, đi lại khó khăn. Trong quá trình khảo sát, Đoàn WHO đã thực hiện đánh giá tình trạng sức khỏe, hướng dẫn người nhà và người được tiêm cách theo dõi phản ứng sau tiêm, sử dụng thuốc và chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để đảm bảo sức khỏe.

Chị Lê Minh Hải - xã Cẩm Thanh, Thành Phố Hội An, tỉnh Quảng Nam cho biết: “Trước khi đưa ba tôi đi tiêm, gia đình tôi đã được các cán bộ y tế giải thích và thông tin rất kỹ về tình trạng sức khỏe, loại vắc xin sẽ được tiêm cho ba, và tư vấn gia đình các chế độ ăn uống phù hợp với tình hình sức khỏe của ông, nên gia đình tôi rất yên tâm.”

Dự kiến đến hết năm 2021 toàn tỉnh Quảng Nam quyết tâm thực hiện đạt trên 70% độ bao phủ vắc xin cho người trên 18 tuổi. Với mục tiêu này, trong đợt này Quảng Nam đã và đang huy động toàn bộ nhân lực để hỗ trợ cho ngành Y tế Quảng Nam như lực lượng quân đội, công an, đoàn thanh niên,… tham gia. Đồng thời, tổ chức nhiều điểm tiêm lưu động và tổ chức xuyên suốt tiêm cả ngày lẫn đêm.

Ts.Bs. Vũ Minh Hương - Tổ chức Y tế thế giới cho biết: “Chúng tôi may mắn được quan sát buổi bàn giao vắc xin giữa lực lượng quân đội, hậu cần quân đội và tất cả các quận, huyện. Mặc dù đã ngoài giờ làm việc, 6h30 đến 7h00 tối nhưng các anh chị em ở huyện vẫn đến nhận vắc xin rất đầy đủ. Khi xuống các phường, các huyện thì chúng tôi thấy là các khâu lập kế hoạch rất kỷ càng. Đặc biệt ở tuyến, phường xã đã có danh sách các bà con được tiêm đã được lập từ trước, các trường hợp chuẩn bị tiêm được thông báo trên tin nhắn. Sau đó, họ được mời đến trạm thì khâu tổ chức tiếp đón, phát số, gọi ra đến từng người, khâu tổ chức rất đúng quy định; cán bộ y tế luôn tuân thủ đúng giãn cách và theo từng bước của Bộ Y tế từ khâu tiếp đón, sàng tuyển cho đến tiêm, theo dõi sau tiêm làm theo hết sức đúng quy trình. Trong lúc lúc tổ chức tiêm, người dân được giãn cách đều tuân thủ theo nguyên tắc 1 chiều để tránh lây nhiễm COVID-19."

Đặc biệt, chúng tôi rất ấn tượng với sự huy động tham gia của cộng đồng, đặc biệt là đoàn thanh niên, lực lượng công an, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đều đến hỗ trợ cho y tế, do vậy công tác tiêm chủng đạt hiệu quả. Cũng thật sự ấn tượng, sau tiêm các bạn đoàn thanh niên đã giúp cho việc nhập liệu vào phần mềm những người đến tiêm, sau khi tiêm, điều này rất thuận tiện cho tuyến tỉnh, tuyến trung ương có số liệu sớm nhất trong ngày để báo cáo với Bộ Y tế và cơ quan ban ngành liên quan. Xét về tổng thể chúng tôi rất ấn tượng với cách tổ chức tại Quảng Nam thông qua công tác tiêm chủng. Chúng tôi cũng rất muốn nhấn mạnh tiêm chủng chỉ là một trong những biện pháp phòng, chống đại dịch. Chính vì vậy, bà con vẫn phải tiếp tục thực hiện các biện pháp 5K của Bộ Y tế là hết sức quan trọng để chúng tôi góp phần đẩy lùi đại dịch. - Ts Hương cũng chia sẻ thêm.

Với sự quan tâm, giúp sức từ các tổ chức, đoàn thể, cá nhân trong và ngoài nước, sự cộng đồng trách nhiệm của toàn dân chính là sức mạnh tinh thần to lớn để Quảng Nam nói riêng và cả nước nói chung sớm đạt được mục tiêu trong công tác tiêm vắc xin phòng COVID-19 mà Chính phủ đã đề ra, tiến đến tạo miễn dịch cộng đồng, đẩy lùi dịch bệnh, thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19. Từ đó, từng bước phục hồi kinh tế - xã hội, sớm đưa người dân trở lại cuộc sống bình thường mới./.

Thùy An - Viết Thạnh

Chiều ngày 05/11, UBND tỉnh Quảng Nam tổ chức cuộc họp để nghe Tiểu ban Điều trị phòng, chống dịch bệnh COVID-19 báo cáo tình hình điều trị các ca dương tính trên địa bàn tỉnh. Tham dự có đồng chí Trần Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên trong Tiểu ban Điều trị phòng, chống dịch  COVID-19.

hop bao cao ct dieu tri covid

Đồng chí Trần Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND phát biểu tại cuộc họp nghe báo cáo tình hình điều trị các ca dương tính trên địa bàn tỉnh

 Tính đến 19h00 ngày 4/11/2021 Việt Nam có 946.043 ca nhiễm; Số ca điều trị 88.295; Tổng số ca được điều trị khỏi: 835.406 ca; Tổng số ca tử vong: 22.342. Riêng tại Quảng Nam tính từ đầu mùa dịch đến nay, toàn tỉnh ghi nhận 1.646 ca mắc COVID-19; từ ngày 29/4/2021 đến nay là 1.520 ca; từ ngày 18/7/2021 đến nay là 1.492 ca, đang điều trị: 500 ca, tử vong 10 ca, chuyển viện 04 ca.

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã thiết lập 05 cơ sở điều trị COVID-19, hiện 03 cơ sở đang có bệnh nhân điều trị. Tỉ lệ bệnh COVID-19 trong thời gian hiện nay tăng cao (>500 ca), năng lực xét nghiệm tại đơn vị đạt 6.000 mẫu/ngày; nếu gộp mẫu (gộp 10) có thể xét nghiệm từ 60.000 mẫu/ngày, tổng số mẫu thực hiện trong đợt 4 là 417.611 mẫu xét nghiệm,…

Công tác tổ chức chỉ đạo, điều hành điều trị COVID-19 đã cập nhật triển khai các văn bản trong hệ thống điều trị của Bộ Y tế, văn bản BHYT liên quan đến điều trị COVID-19; duy trì thực hiện thường quy việc tiếp nhận, phân luồng, sàng lọc, cách ly ca bệnh thường xuyên tại tất cả cơ sở KBCB; bố trí khu cách ly/ khu cách ly tạm thời tại các khu KBCB; triển khai test nhanh kháng nguyên tại các cơ sở KBCB; chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch cho công tác điều trị và hồi sức tích cực COVID-19; Hoàn tất việc bố trí các cơ sở vật chất, trang thiết bị tại các cơ sở điều trị COVID-19;…

Nhìn chung, số lượng bệnh nhân mắc COVID-19 trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh đa số là thể nhẹ và không triệu chứng (chiếm 82,83%); đa số bệnh nhân mắc 03 huyện miền núi có độ tuổi thấp (<18 tuổi là 60%); tỷ lệ tử vong cao khi bệnh nhân diễn biến vào thể nguy kịch bắt đầu thở HFNC, thở máy xâm nhập. Đồng thời, tình hình tiêm chủng tại 09 huyện miền núi và một số địa phương cũng đạt tỷ lệ tiêm chủng theo nhóm đối tượng tương đối cao.

Kết luận cuộc họp, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân yêu cầu ngành Y tế Quảng Nam cần tập trung triển khai tổ chức các lớp tập huấn đào tạo nguồn nhân lực điều trị bệnh nhân COVID-19, trong đó chú trọng đến viện kiểm soát nhiễm khuẩn ở bệnh viện; thống nhất phác đồ điều trị COVID-19 và giữ nguyên các cơ sở điều trị COVID-19 trong thời gian đến; trước hết mỗi huyện cần khảo sát thành lập ngay một cơ cở bệnh viện dã chiến điều trị bệnh nhân ở thể nhẹ, không triệu chứng; theo dõi thường xuyên nếu bệnh nhân chuyển qua thể vừa, nặng, nguy kịch cần kịp thời chuyển lên tuyến trên;…

Viết Thạnh