Để tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, thời gian: từ ngày 15/4/2025 đến ngày 15/5/2025, phạm vi triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

ATTP

Mục đích, yêu cầu của tháng hành động

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP); đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn  thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm (khi xảy ra trên địa bàn); nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Các hoạt động của tháng hành động bao gồm: Tổ chức phổ biến, triển khai “Tháng hành động; tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 tại thị xã Điện Bàn trong khoảng thời gian từ ngày 15/4/2025 đến ngày 25/4/2025 và tại các địa phương khác trong khoảng thời gian từ ngày 15/4/2025 đến ngày 25/4/2025; triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, mỗi người hãy hưởng ứng và thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.

 

BTV. TTGDSK

 

Bộ Y tế cho biết, hầu hết các tỉnh có số mắc tăng nằm ở khu vực phía Bắc. Độ tuổi mắc bệnh đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine.

Cả nước ghi nhận rải rác 76.312 trường hợp

Theo đó, tuần qua (12/4-17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi Sởi, giảm 8,8% so với tuần trước (4.519 trường hợp) và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, trong đó một trường hợp đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và một trường hợp trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 76.312 trường hợp nghi Sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính.

Nhận định về tình hình dịch cho thấy, số ca mắc có xu hướng tăng từ tuần 9, chững lại ở tuần 14 và giảm ở các tuần 15, 16. Hầu hết các tỉnh có số mắc tăng nằm ở khu vực phía Bắc, các tỉnh phía Bắc có số mắc tăng bắt đầu từ năm 2025 (năm 2024 có số mắc rất thấp), số mắc ở các khu vực còn lại cơ bản đã chững lại và xu hướng tăng không rõ như thời gian trước.

tiem vaccine 1745069960746845175

Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 17/4/2025, 52/54 tỉnh đạt tỷ lệ tiêm trên 95% (đạt chỉ tiêu theo kế hoạch).

Độ tuổi mắc bệnh đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi: So với 3 tháng đầu năm 2025, nhóm từ trên 1 tuổi đến 10 tuổi (chiếm 61,4%) đã giảm 6%; giảm nhẹ ở nhóm dưới 1 tuổi (chiếm 2,7%), giảm 0,4% (bao gồm cả nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi không có chỉ định tiêm vắc xin sởi); nhóm trên 10 tuổi (chiếm 35,9%) tăng 6,4% (Nhóm trên 10 tuổi: 11 – 15 tuổi chiếm 19,2%, và nhóm trên 16 tuổi chiếm 16,7%).

Hầu hết các tỉnh, thành phố đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai tại địa phương, huy động sự tham gia hỗ trợ của các ban ngành, các cấp chính quyền tại địa phương trong việc rà soát đối tượng, tổ chức triển khai.

Đến hết ngày 17/4/2025, 52/54 tỉnh đạt tỷ lệ tiêm trên 95% (đạt chỉ tiêu theo kế hoạch); 2/54 tỉnh tỷ lệ tiêm cao từ 90-95%. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chú trọng đến công tác thông tin và phối hợp, làm việc với Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia để nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm, và phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống.

Triển khai nhiều biện pháp quyết liệt

Trước tình hình này, ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Bộ Y tế đã có công văn gửi Viện Vệ dịch tễ/Pasteur và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát, đề xuất đăng ký đối tượng tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3, đồng thời chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường công tác khám chữa bệnh và kiểm soát lây nhiễm.

Theo Bộ Y tế, dù tình hình dịch bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, ngành y tế vẫn nhận định còn nhiều thách thức. Một số địa phương chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng cao (≥95%) do khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và đô thị lớn. Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, dẫn đến tâm lý e ngại tiêm vaccine. Thêm vào đó, số lượng cán bộ y tế cơ sở còn mỏng, gây khó khăn cho công tác triển khai.

Để ứng phó hiệu quả, Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường truyền thông về tình hình dịch và khuyến cáo phòng bệnh; Rà soát lại đối tượng trẻ từ 11 đến 15 tuổi chưa tiêm chủng/chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine chứa thành phần sởi ở tất cả các tỉnh, thành phố và không rõ tiền sử tiêm chủng, chưa từng bị sởi, có nguyện vọng tiêm vaccine có thành phần sởi đảm bảo chính xác, trong đó nêu rõ số đối tượng ở những khu vực có nguy cơ cao.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn các tỉnh, thành phố rà soát, thống kê lại số đối tượng thuộc nhóm từ 11 đến 15 tuổi, trong đó nêu rõ số đối tượng ở những vùng nguy cơ cao; Phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3…

Theo Báo sức khỏe đời sống

 

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một số bệnh nhân sởi ở độ tuổi 35-46 với các biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO.

Không chỉ trẻ nhỏ, dịch sởi đang khiến nhiều người trưởng thành nhập viện trong tình trạng nặng, dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Đơn cử như trường hợp bệnh nhân L.T.S (42 tuổi, Yên Bái) đang nằm viện sau mổ sỏi mật thì xuất hiện sốt cao, phát ban, ho, đau rát họng, viêm phổi và nghi ngờ mắc sởi có biến chứng. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

nguoi lon mac soi 17448780777331

Nhiều trường hợp người lớn mắc sởi với các biến chứng nặng như: suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO. Ảnh: BVCC

 

 

 

 

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực, bác sĩ xác định bệnh nhân mắc sởi với các triệu chứng điển hình như: sốt cao, ho, phát ban toàn thân. Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được điều trị tích cực, hỗ trợ thở oxy. Sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân đã cắt sốt, sức khỏe dần ổn định, ban sởi cũng đã gần hết.

Tương tự, bệnh nhân N.Q.H (35 tuổi, Hà Nội) xuất hiện sốt, ho và tiêu chảy nhiều lần cách 6 ngày trước khi nhập viện. Ban đầu, anh được chẩn đoán sốt virus, điều trị tại nhà nhưng không cải thiện. Các triệu chứng ngày càng nặng thêm, đặc biệt là đau họng dữ dội, không ăn uống được. Sau đó, anh được truyền dịch tại nhà.

Một ngày sau, anh xuất hiện ban toàn thân và được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vì nghi ngờ sốt xuất huyết. Tại Khoa Vi rút - Ký sinh trùng, anh H. được chẩn đoán mắc sởi biến chứng đường ruột với biểu hiện sốt cao 39–40°C, ho khan, ban đỏ toàn thân, mắt sung huyết, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tích cực.

Nặng nhất là trường hợp bệnh nhân N.X.V (46 tuổi, Nghệ An). Bệnh nhân khởi phát với sốt cao, ho, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Sau ba ngày tự điều trị tại nhà không đỡ, bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa TP Vinh. Tại đây, tình trạng hô hấp xấu đi nhanh chóng và bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc sởi biến chứng hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).

Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy nhưng độ bão hòa oxy trong máu rất thấp. Do diễn biến nguy kịch, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và được chỉ định VV-ECMO ngay lập tức. Do diễn biến nguy kịch, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và được chỉ định VV-ECMO ngay lập tức.

Bác sĩ Trịnh Thị Lan Hương - Trung tâm Hồi sức tích cực cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, nổi ban sởi toàn thân, xuất huyết tại các vị trí tiêm truyền. Do suy hô hấp nặng dù đã thở máy tối đa, bệnh nhân phải dùng phương pháp VV-ECMO hỗ trợ. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), một biến chứng nguy hiểm của sởi có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Theo bác sĩ Hương, bệnh sởi thường diễn tiến qua ba giai đoạn:

Giai đoạn khởi phát: kéo dài 3-5 ngày, biểu hiện giống cảm cúm như sốt, ho, chảy mũi, hắt hơi, đỏ mắt, tiêu chảy. Giai đoạn này dễ lây lan nhưng khó nhận biết vì chưa có ban.

Giai đoạn phát ban: xuất hiện các nốt ban đỏ từ sau tai, gáy rồi lan ra trán, má, xuống đầu, mặt, cổ, thân và tứ chi. Người bệnh thường sốt cao, mệt mỏi.

Giai đoạn lui bệnh: ban mờ dần, để lại vết thâm trên da trước khi hồi phục hoàn toàn.

mac soi 17448780778192003257903

Bác sĩ khám cho bệnh nhân mắc sởi.

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền – Giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch cảnh báo, tiêm đủ hai mũi vaccine sởi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Người đã mắc sởi hoặc tiêm vaccine sẽ có miễn dịch suốt đời. Những người không chắc chắn về tiền sử tiêm chủng hoặc mắc bệnh nên tiêm nhắc lại khi có dịch.

Vaccine sởi là vaccine sống giảm độc lực, chống chỉ định với người suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Với những đối tượng này, cần chủ động phòng tránh bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người. Người lớn cũng nên tiêm nhắc lại để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Bác sĩ Huyền nhấn mạnh, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để hạn chế lây lan và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Khi có các biểu hiện như sốt cao, ho, tiêu chảy, phát ban cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, nên cách ly người bệnh, giữ vệ sinh môi trường sống, rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa dịch bệnh.

Theo Báo sức khỏe đời sống

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998-18/4/2025), Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có thư chúc mừng thân ái gửi người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật cả nước

Trong thư, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ: Nhân kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam, thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, tôi thân ái gửi tới người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật trên cả nước lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, thời gian qua, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tác người khuyết tật, cộng đồng người khuyết tật. 

Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật, phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, cơ chế, chính sách chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ngày càng đầy đủ, toàn diện. 

thu 164 1744776862653829113239

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam.

Số lượng người khuyết tật được thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội ngày càng gia tăng; có trên 1,7 triệu người là khuyết tật nặng và đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 96% người khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế; các bệnh viện đa khoa Trung ương, tỉnh và huyện đều có khoa phục hồi chức năng; ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille được quy định thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. 

Hàng năm, có hàng triệu lượt trẻ em, người khuyết tật được chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, hỗ trợ giáo dục, miễn, giảm giá vé khi tham gia giao thông, công trình công cộng, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm, sinh kế, vay vốn tín dụng, trợ giúp pháp lý. 

"Xin trân trọng ghi nhận và biểu dương rất nhiều tấm gương người khuyết tật đã nỗ lực vươn lên, vượt qua những rào cản khó khăn, đạt được nhiều thành tựu trong công việc và cuộc sống, đóng góp hết sức ý nghĩa, quan trọng cho đất nước, cho cộng đồng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội"- Bộ trưởng Đào Hồng Lan viết trong thư.

Trong thư Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ: Năm 2025 là năm tiền đề để đất nước ta bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. 

"Tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật và sự quyết tâm của các cấp, các ngành, cộng đồng, chúng ta tiếp tục phát huy thành tựu, triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật; có nhiều sáng kiến, cách làm hay hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn, nỗ lực vươn lên, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đóng góp xây dựng đất nước giàu mạnh"- Bộ trưởng Đào Hồng Lan bày tỏ và gửi lời chúc người khuyết tật trên cả nước thật nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

Thái Bình - Báo Sức khỏe đời sống

Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn gần đây tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp. Còn ở nước ta hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11...

Bộ Y tế đã có văn về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp 

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, công tác phòng chống sốt xuất huyết đã thu được những thành quả đáng khích lệ. 

Tuy vậy, trong giai đoạn gần đây tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp do điều kiện môi trường thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh, tốc độ đô thị hóa gia tăng, di biến động dân cư nên khó kiểm soát nguồn truyền bệnh.

edit sot xuat huyet 173236857677

Hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11.

Hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11 nên công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Trong đó, để triển khai sớm các biện pháp phòng chống, không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong. Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung công tác, cụ thể:

Ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15 (15/6/2025). Chủ động công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết trước mùa dịch và triển khai các hoạt động thiết thực, phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

Giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ

Cùng đó, chỉ đạo Sở Y tế triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương. Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể; Đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát động học sinh tham gia dọn dẹp vệ sinh, loại bỏ ổ chứa lăng quăng khu nhà ở và trường học; đánh giá tình hình dịch bệnh để đề xuất các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân

Chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như:

  • Lật úp dụng cụ chứa nước không sử dụng
  • Diệt loăng quăng/bọ gậy
  • Nằm màn
  • Chống muỗi đốt
  • Truyền thông về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và hướng dẫn khi mắc bệnh không tự điều trị tại nhà, đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  • Tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.

thuy nguyen hai phong chong sot

Phun hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời. Đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

Chỉ đạo Sở Tài chính căn cứ kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết năm 2025 trình UBND  tỉnh, thành phố cấp và bổ sung kinh phí kịp thời để chủ động triển khai công tác phòng chống sốt xuất huyết trước mùa dịch.

Cùng đó, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

Thái Bình - Báo Sức khỏe đời sống

Chiều ngày 16/4, Chi bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ (2025 - 2027). Ts.Ts Mai Văn Mười - Bí thư Đảng ủy Sở Y tế, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế cùng các đồng chí cấp ủy, đảng viên và quần chúng ưu tú thuộc CDC Quảng Nam tham dự.

Trong nhiệm kỳ (2022 - 2025), Chi bộ CDC Quảng Nam luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan và Đảng ủy Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, các đồng chí đảng viên trong chi bộ năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công tác, với tinh thần trách nhiệm cao quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu trong nhiệm kỳ qua; thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống cho đảng viên, viên chức; triển khai, thực hiện kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho toàn bộ đảng viên và quần chúng tham gia 4 lần/năm; quán triệt các Nghị quyết của Đảng, đảng viên, viên chức và người lao động đã được trang bị thêm về lý luận, tư tưởng chính trị ổn định, không dao động, bản lĩnh chính trị vững vàng, an tâm công tác; nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính tiên phong gương mẫu, chủ động, tích cực trong việc thi hành Điều lệ đảng và nhiệm vụ chuyên môn đạt hiệu quả cao; thực hiện nghị quyết số 03-NQ/ĐUK ngày 15/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và nghị quyết số 21-NQ/TW; năm 2023 và 2024 chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, so với mục tiêu đề ra thì chi bộ đã vượt chỉ tiêu nhiệm kỳ (2022-2025); 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 15% đảng viên HTXS nhiệm vụ; kết quả thực hiện mô hình “Chi bộ 4 tốt”, chi bộ đã triển khai cho toàn thể đảng viên tham gia và đạt loại tốt,…

Nhiệm kỳ (2025 - 2027) chi bộ CDC Quảng Nam đặt ra mục tiêu xây dựng chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ; từng bước ổn định cơ sở, hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức, nhân lực; lãnh đạo tốt công tác phòng chống dịch, khống chế dịch kịp thời; triển khai tốt các nhiệm vụ chuyên môn; nâng cao chất lượng mọi mặt đảng viên; phát huy vai trò làm chủ của cán bộ, viên chức lao động trong đơn vị;... góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh nhà.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Chi bộ lần thứ III (2025 - 2027), gồm 7 đồng chí, đồng chí Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC  Quảng Nam được bầu làm Bí thư chi bộ nhiệm kỳ (2025 - 2027).

Một số hình ảnh tại Đại hội

Untitled 6

Ts.Ts Mai Văn Mười - Bí thư Đảng ủy Sở Y tế, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế tặng hoa chúc mừng đại hội.

Untitled K

Quang cảnh Đại hội chi bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam

K

Ban chấp hành mới ra mắt

JJ

Ts.Bs Mai Văn Mười - Bí thư Đảng ủy Sở Y tế, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế phát biểu chỉ đạo đại hội

Tác giả: Thùy An - Ánh Minh

Một trường hợp mang thai ở tuần 32, chị Bùi Thị Hiện (25 tuổi, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang) đến BV Sản Nhi tỉnh Bắc Giang do xuất hiện cơn đau tức bụng. Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện sản phụ có dấu hiệu rau bong non – một biến chứng sản khoa nguy hiểm đe dọa tính mạng cả mẹ và thai nhi.

Tại BV Sản Nhi Bắc Giang, các bác sĩ nhận thấy thai phụ Hiện đau bụng liên tục, tăng trương lực cơ tử cung, bụng co cứng nhưng không có dấu hiệu ra huyết âm đạo, cổ tử cung vẫn đóng kín, tim thai dao động từ 150 - 170 lần/phút. Nghi ngờ có bất thường về thai nhi, chị Hiện được chỉ định siêu âm cấp cứu tại Khoa Đẻ.

Trên hình ảnh siêu âm bác sĩ phát hiện có hình ảnh khối máu tụ sau bánh rau kích thước 41x80mm, tim thai vẫn còn. Kíp trực đã tiến hành hội chẩn cấp cứu và thống nhất chẩn đoán sản phụ Hiện bị rau bong non và chỉ định phẫu thuật cấp cứu lấy thai.

san phu rau bong non 17443434179

Sản phụ sau phẫu thuật Ảnh: Hiền Chúc

Với sự phối hợp nhịp nhàng của ê kíp bác sĩ khoa Sản II và gây mê hồi sức kíp phẫu thuật đã đón 1 bé trai với cân nặng 2,2kg, khóc tốt. Do sinh non tháng, bé được chuyển sang Khoa Sơ sinh - BV Sản Nhi Bắc Giang để bác sĩ chăm sóc.

Tiếp tục phẫu thuật, kíp mổ nhận thấy tình trạng bánh rau có khối máu tụ mặt sau khoảng 200gram cùng với máu đỏ tươi trong buồng tử cung chảy ra, cơ tử cung bầm tím tụ máu, tử cung co hồi kém.

Đánh giá có nguy cơ chảy máu do rối loạn đông máu, kíp mổ chỉ định truyền máu và huyết tương cho sản phụ đồng thời sử dụng các thuốc co hồi tử cung để cơ tử cung co hồi cầm máu. Sau 5 phút sử dụng các biện pháp tăng co, cơ tử cung đã hồng trở lại và co chặt cầm máu, bảo tồn thành công tử cung cho sản phụ.

BSCKII Hán Mạnh Cường - Trưởng Khoa Sản II, BV Sản Nhi Bắc Giang cho biết, với những trường hợp rau bong non không có biểu hiện đặc trưng như sản phụ Hiện, bác sĩ cần có kinh nghiệm để chẩn đoán chính xác và đưa ra hướng xử trí kịp thời, nếu chậm trễ không những không thể cứu thai nhi mà người mẹ cũng có nguy cơ phải cắt tử cung. Điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe cũng như tâm sinh lý của người phụ nữ".

Hiền Chúc (BV Sản Nhi Bắc Giang) - Báo Sức khỏe Đời sống

Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết đã ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay, tính đến thời điểm này. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Bệnh nhân nhập viện khi đã có biến chứng phổi nặng, phải lọc máu. Sau 2 tuần điều trị bệnh nhân đã không qua khỏi.

Hiện mỗi ngày, Viện Y học Nhiệt đới tiếp nhận khoảng 10 đến 20 bệnh nhân người lớn mắc sởi với các triệu chứng sốt, phát ban, ho, chảy nước mắt, nước mũi.

Nhiều bệnh nhân diễn tiến nặng với biến chứng viêm phổi, suy hô hấp, tăng men gan, tiêu chảy, thậm chí viêm não - màng não. Phần lớn đều chưa được tiêm phòng hoặc trước có tiêm phòng sởi nhưng không tiêm nhắc lại.

Các trường hợp mắc sởi thường từ 30 đến 50 tuổi và chủ quan không nghĩ là bản thân mắc sởi nên khi vào viện thì bệnh đã nặng.

soi bach mai 1744277030264649499

Sởi là bệnh có hệ số lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, dễ bùng phát trong cộng đồng nếu không được kiểm soát. Bởi vậy khi người bệnh được chẩn đoán mắc sởi, người bệnh cần ngay lập tức được cách ly để điều trị, tránh lây cho các trường hợp khác.

"Các ca mắc sởi có biến chứng như viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, tăng men gan, suy gan, suy đa phủ tạng phải lọc máu, suy hô hấp phải đặt ống nội khí quản,… chiếm khoảng 5% trong số các bệnh nhân nhập viện. Những trường hợp có bệnh nền như đái tháo đường, suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao hơn, dễ diễn tiến nặng phải can thiệp máy móc", PGS.TS Đỗ Duy Cường - Viện trưởng Viện Y học Nhiệt đới cho biết.

Nhiều người chủ quan cho rằng sởi chỉ là bệnh nhẹ, sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, thực tế bệnh có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời. Khi có triệu chứng sốt, phát ban, ho kéo dài, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Các chuyên gia cũng nhấn mạnh, sởi không chỉ ghi nhận ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là nhóm có bệnh nền hoặc miễn dịch suy giảm.

Về việc phòng bệnh, các chuyên gia cho hay sởi là một bệnh truyền nhiễm và có thể phòng chống được bằng việc tiêm vaccine. Vaccine sởi có trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm cho trẻ từ 9 tháng, sau đó được tiêm nhắc lại khi trẻ 18 tháng tuổi hoặc 2 tuổi.

Đối với người lớn, khi hệ miễn dịch giảm thì cũng cần được tiêm nhắc lại. Nếu chưa tiêm hoặc không nhớ rõ lịch sử tiêm chủng, cần tiêm nhắc lại vaccine sởi-quai bị-rubella (MMR).

Vaccine sởi là một loại vaccine rất an toàn và hiệu quả, đã được Bộ Y tế khuyến cáo tất cả trẻ em đều cần được tiêm và tiêm nhắc lại. Việc tiêm vaccine đầy đủ không chỉ giúp bảo vệ bản thân mà còn giúp kiểm soát dịch bệnh trong cộng đồng.

Theo Báo Sức khỏe Đời sống

Sáng 9/4, Chi bộ Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025 – 2027. Đến dự có đồng chí Mai Văn Mười - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cùng toàn thể lãnh đạo và đảng viên của bệnh viện.

tải xuống

Đồng chí Mai Văn Mười - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội

Tại Đại hội, Chi bộ đã trình bày dự thảo báo cáo chính trị nhiệm kỳ 2022 – 2025, đánh giá kết quả đạt được trên các mặt: hoàn thành nhiệm vụ chính trị, chuyên môn, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, cải cách hành chính, chăm sóc sức khỏe nhân dân và xây dựng tổ chức Đảng vững mạnh. Bên cạnh đó, Đại hội cũng thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, hạn chế trong thời gian qua.

tải xuống 1Quang cảnh Đại hội Chi bộ Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam lần thứ XI, nhiệm kỳ 2025 – 2027

Đại hội đã xác định phương hướng, nhiệm vụ nhiệm kỳ mới với trọng tâm nâng cao năng lực lãnh đạo, phát huy vai trò hạt nhân chính trị của Chi bộ, tăng cường kỷ luật Đảng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và dịch vụ y tế, hướng tới sự hài lòng của người bệnh.

Đại hội cũng đã thông qua báo cáo kiểm điểm của cấp ủy nhiệm kỳ 2022 – 2025 và bầu Ban Chấp hành Chi bộ nhiệm kỳ 2025 – 2027, gồm những đồng chí đủ phẩm chất, năng lực để dẫn dắt Chi bộ ngày càng phát triển vững mạnh.

tải xuống 2

Ra mắt BCH Chi bộ Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam khóa XI, nhiệm kỳ 2025 – 2027. Đ/c Chrưm Thanh Vòm giữ chức Bí thư Chi bộ; Đ/c  Lê Tấn Thơ giữ chức Phó Bí thư Chi bộ

Chiều cùng ngày, Chi bộ Bệnh viện Phụ sản – Nhi Quảng Nam tổ chức Đại hội lần thứ IX, nhiệm kỳ 2025 – 2027. Đại hội đã tổng kết việc thực hiện nhiệm vụ nhiệm kỳ 2022 – 2025, Chi bộ đã lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ chuyên môn; làm tốt công tác giáo dục chính trị tư tưởng, xây dựng Chi bộ trong sạch, vững mạnh; duy trì nề nếp sinh hoạt Đảng, phát triển Đảng và phát huy hiệu quả hoạt động đoàn thể.

tải xuống 3

Đồng chí Mai Văn Mười - Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam tặng hoa chúc mừng Đại hội

Đồng thời, Đại hội đề ra phương hướng nhiệm kỳ tới và thông qua báo cáo kiểm điểm của Chi ủy, với mục tiêu: nâng cao chất lượng hoạt động Chi bộ, phát huy vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức Đảng, đổi mới phương pháp quản lý, gắn công tác Đảng với nhiệm vụ chuyên môn.

tải xuống 4

Ra mắt BCH Chi bộ Bệnh viện Phụ sản - Nhi Quảng Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2025 – 2027. Đ/c Nguyễn Đức Hùng Sơn giữ chức Bí thư Chi bộ; Đ/c Nguyễn Đình Thoại  giữ chức Phó Bí thư Chi bộ

Đại hội cũng đã bầu ra Ban Chấp hành nhiệm kỳ mới, đủ tiêu chuẩn và bản lĩnh để tiếp tục xây dựng Chi bộ đoàn kết, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em trên địa bàn tỉnh.

 

Sáng ngày 27.03, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị trực tuyến triển khai một số quy định mới của Luật bảo hiểm y tế (BHYT) và tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 146/2018/NĐ - CP, Nghị định số 75/2023/NĐ - CP, Nghị định số 02/2025/ NĐ - CP và xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn chủ trì hội nghị. Tham dự  tại điểm cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Nam có BS.CKII  Huỳnh Thuận - Phó Giám đốc Sở Y tế cùng đại diện Lãnh đạo, viên chức các đơn vị trực thuộc liên quan.

Untitled 4

Toàn cảnh Hội nghị trực tuyến triển khai một số quy định mới của Luật bảo hiểm y tế (BHYT) và tổng kết tình hình thực hiện Nghị định số 146/2018/NĐ - CP, Nghị định số 75/2023/NĐ - CP, Nghị định số 02/2025/ NĐ - CP và xin ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT tại điểm cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Nam

Báo cáo của BHYT Việt Nam cho thấy, hiện tỷ lệ dân số tham gia BHYT là 94,2%. Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ tham gia BHYT đạt trên 95% dân số; trên 95% người dân sử dụng dịch vụ chăm sóc ban đầu tại y tế cơ sở được bảo hiểm y tế chi trả.Theo dự thảo Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT (dự thảo), mức đóng BHYT của các nhóm đối tượng tiếp tục được quy định bằng 4,5% mức tiền lương tháng, tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, tiền lương hưu, mức lương cơ sở như quy định của Nghị định số 146 ban hành ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT (Nghị định số 146). 

Tại đây, các đại biểu tham dự được Vụ BHYT – Bộ Y tế triển khai một số quy định mới của Luật BHYT theo Luật số 51/2024/QH15 ngày 27/11/2024 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT. Luật gồm 3 điều: Điều 1 sửa đổi, bổ sung 42 điều của Luật BHYT hiện hành và bổ sung 2 điều mới; Điều 2 bãi bỏ 1 khoản của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở số 30/2023/QH15; Điều 3 về hiệu lực thi hành. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT thể hiện rõ tinh thần cải cách hành chính, thủ tục khám chữa bệnh, giảm hồ sơ giấy tờ, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phân cấp, phân quyền tối đa, tạo thuận lợi cho người dân, cơ quan, tổ chức, bảo đảm bình đẳng giới, phù hợp với các công ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Untitled 5

Quang cảnh tại điểm cầu Sở Y tế tỉnh Quảng Nam

Những nội dung chính của Nghị định số 02/2025/NĐ-CP ngày 1/1/2025 và Thông tư số 01/2025/TT-BYT ngày 1/1/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHYT cũng được thông tin tại hội nghị. Cùng với đó, các đại biểu nghe đại diện BHYT Việt Nam báo cáo tình hình thực hiện các nghị định hướng dẫn thi hành Luật BHYT. 

Đáng chú ý, tại dự thảo, Bộ Y tế đề nghị nâng mức hỗ trợ đóng BHYT từ ngân sách nhà nước đối với học sinh phổ thông từ lớp 1 tới lớp 12 từ 30% lên tối thiểu 50%./.

Viết Thạnh

Sáng nay 27/3, tại TP Tam Kỳ, Tổ chức Medipeace, KOICA (Hàn Quốc) phối hợp với Sở Y tế Quảng Nam tổ chức Hội nghị "Hỗ trợ phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ khuyết tật tỉnh Quảng Nam” năm 2025 thuộc giai đoạn 2( 2024 – 2026).

Tham dự có Ths. Bs Trương Quang Bình - PGĐ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam; ông Hong Jungpyo, Giám đốc Quốc gia Medipeace; cán bộ dự án Medipeace; lãnh đạo TTYT và các TYT của 4 huyện Dự án và đại diện các Phòng, Ban, Ngành, Sở liên quan.

Untitled

Ths. Bs Trương Quang Bình - PGĐ Sở Y tế tỉnh Quảng Nam phát biểu khai mạc hội nghị

Ở giai đoạn 1 (từ 2021 - 2023), dự án đã thành lập 12 phòng PHCN tuyến xã trên 4 huyện của Quảng Nam là Núi Thành, Tiên Phước, Hiệp Đức và Tam Kỳ; hỗ trợ dụng cụ trợ giúp cho 620 trẻ khuyết tật; can thiệp PHCN tổng cộng 11.379 lượt tập cho trẻ khuyết tật; hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 120 hộ gia đình TKT. 

Giai đoạn 2 triển khai từ năm 2024 - 2026 với 11 hợp phần được thực hiện, như hỗ trợ tổ chức các sự kiện kết nối cộng đồng tăng cường quyền người khuyết tật; hỗ trợ hoạt động Ban công tác người khuyết tật; tổ chức chương trình nâng cao nhận thức về khuyết tật của cộng đồng. Dự án sẽ hỗ trợ 1.419 trẻ khuyết tật tại 4 địa phương này với tổng kinh phí hơn 1.167.246 USD. 

Untitled 1

Quang cảnh hội nghị

Trong năm 2025, Dự án sẽ tiếp tục tổ chức 900 buổi hoạt động nhóm về kỹ năng sinh hoạt hằng ngày cho 147 trẻ khuyết tật ở độ tuổi mẫu giáo tại 12 phòng phục hồi chức năng trên địa bàn tỉnh; 100 trẻ em khuyết tật của 4 huyện được cấp các loại thiết bị, đồ dùng hỗ trợ; hỗ trợ sữa chữa nhà cho 20 hộ gia đình trẻ KT tại huyện Hiệp Đức; tập huấn cho 320 phụ huynh tại khu vực dự án.

Tại Hội nghị, các đại biểu thảo luận về những khó khăn trong quá trình thực hiện Dự án như nhân viên chưa được đào tạo chuyên sâu, khu vui chơi cho trẻ chưa được đảm bảo, số giờ tập cho trẻ còn ít,..

Ông Hong Jungpyo, Giám đốc Quốc gia Medipeace ghi nhận và nêu cao tinh thần đồng lòng, tích cực hành động vì quyền của trẻ em của tỉnh Quảng Nam. Dự án sẽ xem xét các nhu cầu đã được đề xuất để sớm hỗ trợ cho các địa phương. Ông hi vọng, mô hình phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ khuyết tật tại tỉnh Quảng Nam sẽ thành công hơn nữa trong giai đoạn này.

Untitled 2

Ông Hong Jungpyo, Giám đốc Quốc gia Medipeace nêu cao tinh thần đồng lòng, tích cực hành động vì quyền của trẻ em của tỉnh Quảng Nam

Dự án phục hồi chức năng và cải thiện chất lượng cuộc sống cho trẻ khuyết tật tại tỉnh Quảng Nam với mục đích cải thiện điều kiện phục hồi chức năng (PHCN) cho trẻ khuyết tật và chất lượng cuộc sống cho gia đình các em thông qua mô hình PHCN dựa vào cộng đồng bền vững.

Untitled 3

Các đại biểu trong hội nghị chụp hình lưu niệm

Ánh Minh - Tấn Trường

Giải bóng chuyền hơi nữ Sở Y tế Quảng Nam diễn ra trong 2 ngày, với sự tham gia của 8 đội. Trận chung kết và tranh hạng ba sẽ diễn ra vào chiều 25/3.

Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), chiều ngày 24/3, Sở Y tế Quảng Nam tổ chức Giải bóng chuyền hơi nữ công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên trong Đoàn Sở Y tế Quảng Nam.

7ce1d2f4fafd4aa313ec

Giải đấu có sự tham dự của 8 đội bóng của 8 Chi đoàn và Liên Chi đoàn trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam

Theo ThS.Bs Trương Quang Bình – Phó Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam cho biết, thông qua giải đấu lần này nhằm giúp cán bộ công chức, viên chức, đoàn viện thanh niên của các đơn vị gặp gỡ giao lưu, học hỏi lẫn nhau, thắt chặt tình đoàn kết. Đồng thời, là dịp nâng cao tinh thần tập luyện, rèn luyện sức khỏe và thi đấu.

Giải bóng chuyền hơi nữ diễn ra trong hai ngày 24 và 25/3, tại Nhà đa năng Trường Cao đẳng Phương Đông, với sự tham gia hơn 150 vận động viên nữ của 8 đội bóng gồm: Văn phòng Sở Y tế, Bệnh viện Mắt, Bệnh viện Y học cổ truyền, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Nhi, Bệnh viện Da liễu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam.

70ece059ee505e0e0741

Ban tổ chức trao Cờ lưu niệm cho các đội bóng

Các đội chia thành 2 bảng, chia cặp thi đấu theo hình thức loại trực tiếp, chọn 2 đội nhất nhì mỗi bảng vào thi đấu vòng tiếp theo. Trận chung kết và tranh hạng 3 diễn ra chiều ngày 25/3.

0c9a0373e47a54240d6b

Trận thi đấu bóng chuyền hơi giữa Đội Sở Y tế Quảng Nam với Bệnh viện Y học cổ truyền Quảng Nam

57f899fe77f7c7a99ee6

Ngay sau lễ khai mạc, các trận đấu đã diễn ra sôi nổi, cống hiến cho khán giả nhiều pha bóng đẹp

392f113cd92b6975303a

Đội bóng chuyền hơi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam tham gia giải

21e0b0a440adf0f3a9bc

Sự cổ vũ sôi động của cổ động viên khiến các trận đấu càng thêm hấp dẫn

Giải đấu lần này nhằm đẩy mạnh cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thể thao theo gương Bác Hồ vĩ đại”; tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích cho nữ công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên trong đoàn Sở Y tế tỉnh Quảng Nam.

Tấn Trường - Viết Thạnh