Việt Nam hướng đến phát triển công nghiệp dược đạt trình độ cao, sản xuất thuốc phát minh, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại... bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý.
  Hôm ngày 2/1, Bộ Y tế tổ chức hội nghị triển khai Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam; phổ biến Nghị định số 88/2023/NĐ-CP ngày 11/12/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2017/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Dược và Nghị định số 155/2018/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế; phổ biến Thông tư số 23/2023/TT-BYT ngày 30/11/2023 của Bộ Y tế sửa đổi Thông tư 01/2018/TT-BYT quy định về ghi nhãn thuốc, nguyên liệu làm thuốc và tờ hướng dẫn sử dụng thuốc.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị. Hội nghị diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối điểm cầu Bộ Y tế với nhiều điểm cầu UBND, Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Cung ứng thuốc chủ động, kịp thời, chất lượng
Thông tin đến hội nghị, ông Vũ Tuấn Cường - Cục trưởng Cục Quản lý dược cho biết, Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đưa ra 10 nhóm mục tiêu cụ thể đến năm 2030 với 23 chỉ tiêu bao gồm tất cả các lĩnh vực từ nghiên cứu phát triển thuốc sản xuất, phân phối, lưu thông, đảm bảo chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn… trên cơ sở tiếp tục triển khai những kết quả đã đạt được theo Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 theo quyết định 68/2014 của TTg CP (Chiến lược 68).

b6bee908936c3832617d

Đồng thời Chiến lược Quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam bổ sung/điều chỉnh một số chỉ tiêu để đảm bảo phù hợp với mục tiêu, định hướng phát triển ngành Dược trong giai đoạn tới như: Chỉ tiêu về phát triển sản xuất gia công/nhượng quyền các thuốc biệt dược gốc; về quy hoạch phát triển dược liệu; về nâng cao năng lực cơ quan quản lý nhà nước về dược; về phát triển dược lâm sàng; về nâng cao tiêu chuẩn GPS trong sản xuất thuốc về tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa và thiết lập nền tảng y tế số trong lĩnh vực dược phẩm.
Cục trưởng Vũ Tuấn Cường cho biết, Chiến lược tập trung vào một số điểm mới, mang tính đột phá để phát triển ngành dược trong giai đoạn tới như: Nâng quan điểm về cung ứng thuốc từ "cung ứng đầy đủ, kịp thời thuốc…" thành "cung ứng chủ động, kịp thời…" và "Bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thuốc …";

Nâng cao vai trò của ngành dược không chỉ dừng lại ở vai trò hậu cần đảm bảo cung cấp sản phẩm dược mà còn tham gia vào cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại cả cộng đồng cũng như trong các cơ sở y tế;

Phát triển công nghiệp dược Việt Nam đạt trình độ cao hướng tới sản xuất thuốc phát minh, thuốc có dạng bào chế mới, hiện đại, phấn đấu đạt cấp độ 4 theo phân loại đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới;

Xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số và thiết lập nền tảng y tế số trong lĩnh vực dược phẩm nhằm thiết lập đồng bộ hệ thống theo dõi, giám sát về hoạt động cung ứng thuốc và tối ưu hóa sử dụng thuốc trên người bệnh, từ đó có các chính sách quản lý ngành dược phù hợp nhằm sẵn sàng đảm bảo đáp ứng nhu cầu về thuốc trong các tình huống khẩn cấp (thiên tai, thảm họa, dịch bệnh); đồng thời dễ dàng thực hiện truy xuất nguồn gốc, xuất xứ, quản lý chất lượng thuốc.

Về quan điểm phát triển ngành dược Việt Nam, TS Vũ Tuấn Cường cho biết, tại Chiến lược đã đề ra 5 nội dung, cụ thể:

Thứ nhất, đảm bảo cung ứng chủ động, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý cho nhu cầu phòng bệnh, chữa bệnh, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, sự cố y tế công cộng và các nhu cầu cấp bách khác về thuốc, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh.

Thứ hai, phát triển ngành Dược Việt Nam bền vững, từng bước tiến tới hiện đại, chú trọng việc đảm bảo an ninh thuốc; phát triển công nghiệp dược, công nghiệp hóa dược, dược liệu sản xuất trong nước, gia tăng giá trị xuất khẩu và hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng dược phẩm toàn cầu.

Thứ ba, ngành Dược Việt Nam là ngành công nghiệp mũi nhọn được ưu tiên nguồn lực và có cơ chế, chính sách khuyến khích đủ mạnh để phát triển.

Thư tư, phát triển hệ thống sản xuất, phân phối, cung ứng thuốc chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả và được quản lý chặt chẽ; nâng cao hiệu quả cung ứng, phân phối thuốc của doanh nghiệp trong nước phù hợp với cam kết quốc tế.

Thứ năm, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả bằng hệ thống các biện pháp đồng bộ, trong đó chú trọng thúc đẩy, nâng cao năng lực, hiệu quả của hoạt động dược lâm sàng, cảnh giác dược và xây dựng hệ sinh thái dữ liệu số về dược.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đây là văn bản hết sức quan trọng, thể hiện định hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm phát triển ngành dược trong giai đoạn tới, bao gồm các lĩnh vực từ sản xuất, phân phối, lưu thông, đảm bảo chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn…

"Việc xây dựng, trình ban hành Chiến lược phát triển ngành dược với nhiều mục tiêu kỳ vọng và tập trung hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực dược trong thời gian qua đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh phát triển ngành dược trong giai đoạn tới, trong đó trọng tâm là bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý; xây dựng ngành dược Việt Nam phát triển là ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh tại hội nghị.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên và các đại biểu đã nghe Cục Quản lý dược thông tin về những điểm mới trong Nghị định số 88/2023/NĐ-CP và Thông tư số 23/2023/TT-BYT liên quan đến lĩnh vực dược.

"Các văn bản trên được ban hành đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu dược liệu, bán thành phẩm dược liệu; về nhập khẩu, đăng ký lưu hành bán thành phẩm và vỏ nang để sản xuất thuốc có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhập khẩu, đăng ký lưu hành tá dược, vỏ nang được sử dụng để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc để sản xuất thuốc xuất khẩu; quy định về đánh giá cơ sở sản xuất nước ngoài đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc; quy định về rà soát giá thuốc kê khai và ghi nhãn thuốc" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin.

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên, đây là văn bản hết sức quan trọng, thể hiện định hướng, mục tiêu và các giải pháp nhằm phát triển ngành dược trong giai đoạn tới, bao gồm các lĩnh vực từ sản xuất, phân phối, lưu thông, đảm bảo chất lượng thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn…

"Việc xây dựng, trình ban hành Chiến lược phát triển ngành dược với nhiều mục tiêu kỳ vọng và tập trung hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực dược trong thời gian qua đã thể hiện quyết tâm rất lớn của Bộ Y tế về việc đẩy mạnh phát triển ngành dược trong giai đoạn tới, trong đó trọng tâm là bảo đảm người dân được tiếp cận đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng, an toàn, hiệu quả với chi phí hợp lý; xây dựng ngành dược Việt Nam phát triển là ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng góp nhiều hơn vào phát triển kinh tế, xã hội của đất nước"- Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh tại hội nghị.

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên và các đại biểu đã nghe Cục Quản lý dược thông tin về những điểm mới trong Nghị định số 88/2023/NĐ-CP và Thông tư số 23/2023/TT-BYT liên quan đến lĩnh vực dược.

"Các văn bản trên được ban hành đã tháo gỡ rất nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến các quy định về hồ sơ đề nghị cấp phép nhập khẩu dược liệu, bán thành phẩm dược liệu; về nhập khẩu, đăng ký lưu hành bán thành phẩm và vỏ nang để sản xuất thuốc có giấy đăng ký lưu hành tại Việt Nam, nhập khẩu, đăng ký lưu hành tá dược, vỏ nang được sử dụng để kiểm nghiệm, nghiên cứu hoặc để sản xuất thuốc xuất khẩu; quy định về đánh giá cơ sở sản xuất nước ngoài đáp ứng thực hành tốt sản xuất thuốc; quy định về rà soát giá thuốc kê khai và ghi nhãn thuốc" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên thông tin.

Chú trọng, quan tâm đến xây dựng chính sách, hoàn thiện thể chế lĩnh vực dược
Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho biết thời gian qua ngành Dược Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, nổi bật là công tác xây dựng chính sách, hoàn thiện thể chế, trong đó có các văn bản quan trọng kể trên. Cùng đó, Bộ Y tế đã và đang đẩy nhanh tiến độ xin ý kiến các bộ, ngành, các cơ sở sản xuất, kinh doanh dược phẩm, các tổ chức liên quan về các nội dung liên quan đến Luật Dược sửa đổi để trình Quốc hội theo lộ trình.

"Mục tiêu lớn nhất của việc hoàn thiện thể chế nhằm đẩy nhanh tiến độ cấp giấy phép lưu hành thuốc, gia hạn giấy đăng ký lưu hành thuốc, quản lý giá thuốc, chất lượng thuốc để người dân tiếp cận thuốc một cách nhanh nhất, giá cá hợp lý, đảm bảo bảo chất lượng" - Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Qua phần tham luận của đại diện các bộ, ngành, Tổng Công ty Dược Việt Nam và một số Sở Y tế các tỉnh, thành phố, Pharma Group, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên đề nghị Cục Quản lý dược tiếp thu các ý kiến tại hội nghị để hoàn thiện dự thảo kế hoạch của Bộ Y tế triển khai Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, báo cáo lãnh đạo Bộ.

Tổng hợp và đưa lên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược các nội dung trả lời liên quan đến Nghị định 88/2023/NĐ-CP và Thông tư số 23/2023/TT-BYT ngày 30/11/2023 để một số địa phương nắm rõ hơn về hai văn bản quan trọng này.

Đề nghị các Bộ/ngành, UBND các tỉnh/thành phố theo chức năng, nhiệm vụ được được giao phối hợp chặt chẽ với Bộ Y tế để triển khai có hiệu quả chiến lược phát triển ngành dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Thứ trưởng đề nghị các Sở Y tế nghiên cứu để tham mưu cho UBND tỉnh/thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành Dược đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và gửi về Bộ Y tế trước ngày 20/1/2024; đồng thời triển khai phổ biến các chủ trương, các quy định mới ban hành trong lĩnh vực Dược tới các đối tượng có liên quan trên địa bàn.

Các cơ sở khám chữa bệnh, các Viện/Trung tâm kiểm nghiệm, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, đăng ký thuốc chủ động và nâng cao trách nhiệm trong việc nghiên cứu, triển khai chiến lược và các văn bản quy phạm pháp luật, trong quá trình triển phát hiện các bất cập, khó khăn vướng mắc, kịp thời đề xuất để sửa đổi các văn bản cho phù hợp; nâng cao hiệu quả hoạt động của dược lâm sàng, đảm bảo sử dụng thuốc hợp lý trên người bệnh;

Cùng đó, Thứ trưởng đề nghị Cục Quản lý dược, Cục Quản lý Y Dược cổ truyền phối hợp với các bên liên quan đẩy mạnh phát triển công nghiệp hóa dược, phát huy tiềm lực của dược liệu Việt Nam; tập trung ưu tiên cùng các bộ ngành, UBND tỉnh Thái Bình và UBND TP HCM nhanh chóng đưa 2 khu công nghiệp dược sinh học vào hoạt động...

TT-GDSK
Theo suckhoedoisong.vn

Sáng ngày 27/12, Viện Pasteur Nha Trang phối hợp với Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Nam tổ chức Hội thảo “Xác định nhu cầu và khoảng trống trong truyền thông nguy cơ phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở Quảng Nam nhằm góp phần hiểu rõ hơn về hiệu quả của truyền thông nguy cơ phòng chống sốt xuất huyết ở Việt Nam”. Tham dự có Ts. Nguyễn Thành Đông - Trưởng khoa Côn trùng - Kiểm dịch (PINT), Viện Pasteur Nha Trang; đại diện lãnh đạo CDC Quảng Nam; cán bộ khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe, phòng chống Bệnh truyền nhiễm; đại diện lãnh đạo Uỷ ban nhân dân, Trung tâm y tế, Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình huyện Nam Giang và thị xã Điện Bàn.

thhggbnnhgg

Đại diện lãnh đạoTrung tâm kiểm soát bệnh tật Quảng Nam phát biểu khai mạc Hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu được nghe kết quả đánh giá thực trạng hoạt động truyền thông nguy cơ tại một số địa bàn trọng điểm ở Quảng Nam liên quan đến hoạt động phòng chống SXHD tập trung vào các nội dung: Xây dựng kế hoạch đánh giá và công cụ đánh giá; Tình hình dịch SXHD tại Quảng Nam năm 2022, 2023 và xác định các địa bàn nguy cơ, nhóm quần thể nguy cơ; Rà soát các tài liệu truyền thông hiện có tại các địa bàn được đánh giá; Xác định kiến thức, thái độ, các khoảng trống và nhu cầu liên quan tới hoạt động truyền thông nguy cơ phòng chống SXHD.

Tại đây, các đại biểu đã trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ những khó khăn, thuận lợi trong quá trình thực hiện công tác truyền thông từ đó xác định nhu cầu và khoảng trống trong truyền thông nguy cơ phòng chống bệnh sốt xuất huyết ở Quảng Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả truyền thông nguy cơ. 

Được biết trước đó, từ ngày 6 - 8/12/2023, dưới sự hỗ trợ về chuyên môn và kỹ thuật của Tổ chức Y tế thế giới, nhóm đánh giá của Viện Pasteur Nha Trang và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Nam đã tiến hành khảo sát tại CDC Quảng Nam, huyện Điện Bàn và huyện Nam Giang.

 

 Chính sách về Bảo hiểm Xã hội (BHXH) và Bảo hiểm Y tế (BHYT) luôn là vấn đề được nhiều quan tâm. Trong năm 2024, sẽ có những thay đổi lớn về BHXH, BHYT mọi người dân nên biết để đảm bảo quyền lợi của mình.
Dưới đây là những thay đổi quan trọng về chính sách BHXH, BHYT năm 2024, mời bạn đọc theo dõi:

1. Tăng tuổi nghỉ hưu, thay đổi điều kiện hưởng lương hưu
Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 nêu rõ, người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH được hưởng lương hưu khi đủ tuổi nghỉ hưu.

Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam và 4 tháng đối với lao động nữ.

Theo quy định trên, tuổi nghỉ hưu năm 2024 của người lao động nam trong điều kiện bình thường là 61 tuổi; đối với lao động nữ trong điều kiện bình thường là 56 tuổi 4 tháng (năm 2023, tuổi nghỉ hưu với lao động nam là 60 tuổi 9 tháng, còn đối với lao động nữ là 56 tuổi).

Do tuổi nghỉ hưu năm 2024 tăng lên so với năm 2023. Do đó, điều kiện hưởng lương hưu năm 2024 của người lao động cũng thay đổi.

nhung thay doi ve chinh sach bhyt bhxh nam 2024 1703651426439439670986

2. Tăng lương hưu, trợ cấp BHXH
Quốc hội quyết định, từ ngày 1/7/2024, thực hiện cải cách tổng thể chính sách tiền lương theo Nghị quyết số 27-NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII.

Quốc hội cũng quyết định điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công và một số chính sách an sinh xã hội đang gắn với mức lương cơ sở.

Đồng thời, bãi bỏ tất cả các cơ chế quản lý tài chính, thu nhập đặc thù của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước, áp dụng chế độ tiền lương, phụ cấp, thu nhập thống nhất.

Không tiếp tục áp dụng cơ chế đặc thù hiện hành đối với phần kinh phí thường xuyên theo cơ chế quản lý tài chính đặc thù (chi hoạt động, tăng cường năng lực, hiện đại hóa, bảo đảm hoạt động chuyên môn,...) của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước…

3. Thay đổi cách tính lương hưu tối thiểu
Khoản 5 Điều 56 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia BHXH bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.

Hiện nay, mức lương cơ sở đang là 1,8 triệu đồng do đó, mức lương hưu thấp nhất là 1,8 triệu đồng/tháng.

Từ 1/7/2024, bãi bỏ lương cơ sở sẽ có văn bản quy định hoặc hướng dẫn cách xác định mức hưởng lương hưu thấp nhất ở thời điểm này.

4. Điều chỉnh trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng
Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các khoản trợ cấp BHXH được tính dựa trên mức lương cơ sở.

Ví dụ như trợ cấp 1 lần khi sinh con, trợ cấp dưỡng sức sau sinh, dưỡng sức sau ốm trợ cấp mai táng, trợ cấp tuất hàng tháng.

Khi thực hiện cải cách tiền lương dẫn đến không còn hệ số lương và mức lương cơ sở. Theo đó, các khoản trợ cấp BHXH nêu trên cũng sẽ thay đổi. Căn cứ theo Nghị quyết 104/2024 các khoản trợ cấp này từ 1/7/2024 sẽ được tăng.

Hiện Chính phủ đang đề xuất các khoản trợ cấp gắn với lương cơ sở bằng với mức cao nhất hiện nay và quy định bằng số tiền cụ thể.

Theo đó, trợ cấp dưỡng sức sau sinh, ốm đau: 540.000 đồng/ngày, trợ cấp 1 lần khi sinh con: 3,6 triệu đồng/con…

5. Thay đổi hệ số trượt giá BHXH 2024
Thông thường, cuối mỗi năm, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đều sẽ công bố một hệ số trượt giá BHXH hay chính là mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập đã đóng BHXH cho năm sau.

Theo đó, năm 2023, hệ số trượt giá BHXH được thực hiện theo Thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH áp dụng cho trường hợp tham gia BHXH bắt buộc và tự nguyện. So với năm 2022, hệ số trượt giá 2023 đã tăng từ 0,03 cho đến 0,16.

Hiện nay, chưa có thông tin cụ thể về hệ số trượt giá BHXH 2024 tuy nhiên, nếu hệ số này tăng so với năm 2023 thì tiền BHXH 1 lần, mức hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp 1 lần khi về hưu, trợ cấp tuất 1 lần năm 2024 sẽ tăng.

6. Thay đổi mức đóng BHYT
Điểm e khoản 1 Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình theo tháng như sau:

- Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

- Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

- Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Đối với học sinh, sinh viên mức đóng BHYT hằng tháng bằng 4,5% mức lương cơ sở (ngân sách nhà nước hỗ trợ 30%, học sinh sinh viên tự đóng 70%).

Từ ngày 1/7/2024 thực hiện cải cách tiền lương, sẽ bỏ mức lương cơ sở. Có thể từ thời điểm này sẽ có hướng dẫn mới về mức đóng cũng như mức hưởng bảo hiểm y tế hộ gia đình, học sinh - sinh viên.

7. Thay đổi chi phí khám chữa bệnh 1 lần được chi trả 100%
Hiện nay, chi phí cho một lần khám chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở (thấp hơn 270.000 đồng) thì người tham gia bảo hiểm y tế được thanh toán 100% chi phí.

Từ 1/7/2024 bãi bỏ lương cơ sở thì chi phí này cũng sẽ có sự thay đổi và hướng dẫn cụ thể.

 

TT-GDSK

Theo suckhoedoisong.vn

SKĐS - Trong quý I/2024, sẽ ưu tiên cho trẻ ≥ 2 tháng chưa được tiêm mũi 1 vaccine 5 trong 1 bao gồm cả trẻ hơn 12 tháng tuổi, trong đó ưu tiên tiêm trước cho nhóm tuổi nhỏ nhất. Tiêm trả mũi 2, mũi ba cho trẻ chưa được tiêm đủ ba mũi gồm cả trẻ hơn 12 tháng tuổi...
Theo PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), ngày 15/12/2023, Chương trình tiêm chủng mở rộng đã tiếp nhận 490.600 liều vaccine DPT-VGB-Hib (vaccine phối hợp 5 trong 1) có khả năng phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viên gan B, viêm phổi do Hib, viên màng não mủ do Hib để triển khai trong tiêm chủng thường xuyên cho các tháng đầu năm 2024.

Theo kế hoạch, trong quý I/2024, sẽ ưu tiên cho trẻ ≥ 2 tháng chưa được tiêm mũi 1 vaccine DPT-VGB-Hib, bao gồm cả trẻ hơn 12 tháng tuổi, trong đó ưu tiên tiêm trước cho nhóm tuổi nhỏ nhất. Tiêm trả mũi 2, mũi ba cho trẻ chưa được tiêm đủ ba mũi vaccine DPT-VGB-Hib gồm cả trẻ hơn 12 tháng tuổi.

tiem chung mo rong 26 16857674413511538661599
Trong quý I/2024, sẽ ưu tiên cho trẻ ≥ 2 tháng chưa được tiêm mũi 1 vaccine 5 trong 1 bao gồm cả trẻ hơn 12 tháng tuổi, trong đó ưu tiên tiêm trước cho nhóm tuổi nhỏ nhất. Tiêm trả mũi 2, mũi ba cho trẻ chưa được tiêm đủ ba mũi gồm cả trẻ hơn 12 tháng tuổi... (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, trong quý I/2024, Chương trình tiếp tục triển khai công tác tiêm chủng bù mũi, tiêm vét cho trẻ bảo đảm an toàn tiêm chủng, đặc biệt một số vaccine phòng chống dịch trong mùa đông- xuân như sởi, rubela...; tiếp tục tăng cường giám sát các bệnh tiêm chủng mở rộng như sở, rubela, bại liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh, giám sát điểm ca tiêu chảy cấp do virus Rota; chuẩn bị triển khai uống vaccine Rota là một vắc mới trong tiêm chủng mở rộng tại 33 tỉnh, thành phố từ quý II/2024.

Đồng thời, Chương trình tiêm chủng mở rộng tiếp tục tiến hành rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũ cho trẻ nhập học mầm non, tiểu học cho những trẻ chưa tiêm chủng hoặc chưa tiêm chủng đủ mũi, qua đó giúp thu hẹp khoảng trống miễn dịch tại cộng đồng.

"Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cơ quan chuyên môn đã yêu cầu các điểm tiêm chủng trong trường hợp cần thiết có thể tăng số buổi tiêm chủng nhưng không tăng số trẻ trong 1 buổi tiêm chủng, cán bộ y tế phải nắm chắc những thông tin về an toàn tiêm chủng để truyền thông đến các bà mẹ, nhằm giúp cho bà mẹ theo dõi sát trẻ sau tiêm để kịp thời xử lý khi có tình huống phát sinh không mong muốn..."- PGS.TS Dương Thị Hồng nói.

PGS.TS Dương Thị Hồng cũng cho biết, từ năm 1994, Chương trình tiêm chủng mở rộng ở Việt Nam đã được bao phủ 100% xã, phường trên toàn quốc. Đây là điểm sáng của ngành y tế trong việc thực hiện công bằng về chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiêm chủng đã đến được với tất cả trẻ em từ thành thị, nông thôn đến tận biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Nhờ nỗ lực của toàn ngành y tế, Việt Nam đã thanh toán bại liệt từ năm 2000; Việt Nam được quốc tế công nhận loại trừ uốn ván sơ sinh vào năm 2002. Việt Nam vẫn đạt và duy trì tỷ lệ tiêm chủng vaccine sởi trên phạm vi toàn quốc đạt cao hơn 95%, hiện bệnh sởi đã được khống chế và hướng tới mục tiêu loại trừ bệnh sởi thời gian tới...

Đáng chú ý, kết quả tiêm chủng trong 10 tháng đầu năm 2023, tỷ lệ huyện duy trì thành quả loại trừ uốn ván sơ sinh đạt 100%; tỷ lệ trẻ dưới một tuổi được tiêm chủng đầy đủ đạt 66,4%; tỷ lệ tiêm viêm gan B sơ sinh dưới 24 giờ đạt 70,1%; tỷ lệ trẻ được tiêm vaccine sởi rubela đạt 77,1%; tỷ lệ trẻ được tiêm vaccine viêm não Nhật Bản đạt 68,3%...


Báo Sức khỏe và Đời sống

Miền Bắc trời rét đậm, nhiệt độ thấp nhất ở trung du và đồng bằng phổ biến 11-13 độ C, vùng núi cao khả năng xảy ra mưa tuyết và băng giá gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, nhất là người già và trẻ em.
Giữ cho cơ thể ấm áp trong những ngày rét đậm, rét hại sẽ phòng tránh được nhiều bệnh tật. Ăn uống đầy đủ, mặc nhiều lớp áo, không uống bia rượu... là những cách nên làm để giữ ấm khi trời lạnh.

2023 12 17vn giu am gia treh84 1703388180487 17033881811231982040967


TTXVN

SKĐS - Vaccine phòng bệnh rotavirus cho trẻ sẽ là vaccine thứ 11 được đưa vào trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng...
Thông tin với báo chí chiều 19/12, PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế), cho biết, với vaccine phòng bệnh tiêu chảy do rotavirus, Bộ Y tế giao cho Chương trình Tiêm chủng mở rộng đưa vào từ năm 2023.

Tuy nhiên, theo PGS.TS Dương Thị Hồng để triển khai một vaccine mới thì phải có sự chuẩn bị chu đáo, hướng dẫn, tập huấn trên quy mô toàn quốc. Bộ Y tế đang sửa thông tư 38 để đưa vaccine này vào Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Vaccine này được hỗ trợ của Liên minh toàn cầu về vaccine và tiêm chủng (GAVI).

Theo đó, GAVI hỗ trợ 20% số vaccine, Việt Nam tự túc 80%. Vaccine phòng bệnh rotavirus sản xuất trong nước đang được Bộ Y tế, Bộ Tài chính phê duyệt giá. Giống như các vaccine khác nếu hoàn thành, Chương trình Tiêm chủng mở rộng có thể tiếp nhận được vào quý 1/2024.

rota2 17029836388251057467224

Quý 2/2024, dự kiến trẻ em ở nước ta sẽ được uống miễn phí vaccine phòng bệnh rotavirus

Theo đó, vaccine này sẽ được triển khai trước tại 33 tỉnh, thành. Dự kiến quý 1/2024 sẽ triển khai tập huấn cho cán bộ y tế, quý 2 sẽ triển khai uống. Đến cuối năm 2024, Bộ Y tế sẽ mở rộng phạm vi triển khai để đến năm 2025 có đủ vaccine triển khai cho toàn bộ trẻ dưới 1 tuổi trên cả nước.

Đây sẽ là vaccine thứ 11 được đưa vào trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng. Năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 104 về lộ trình tăng số lượng vaccine trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng giai đoạn 2021-2030. Trong đó, ngoài vaccine phòng rotavirus, năm 2025 sẽ thêm vaccine phế cầu, sau đó là vaccine HPV vào năm 2026 và vaccine cúm mùa vào năm 2030.

Một điểm mới trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng là triển khai rà soát tiền sử tiêm chủng, tiêm bù mũi cho trẻ em nhập học mầm non, tiểu học. Trong năm 2023, hoạt động này được triển khai trên quy mô nhỏ tại 12 tỉnh, thành của 4 khu vực.

Dự kiến đến năm 2024, sẽ mở rộng phạm vi sang 30% số tỉnh thành, từ năm 2025 sẽ triển khai trên toàn quốc. Điều này giúp thu hẹp khoảng trống miễn dịch, chủ động phòng dịch, tiết kiệm nguồn nhân lực so với triển khai chiến dịch tiêm chủng bổ sung đồng loạt.

Hiện nay vẫn còn lưu hành virus bại liệt hoang dại tại một số quốc gia như Afghanistan, Pakistan, Mozambique… Ngoài ra, còn có virus biến đổi di truyền nguy hiểm không khác gì virus bại liệt hoang dại, có thể để lại di chứng nhất định. Vì thế, Việt Nam cần duy trì tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ.

Liên quan đến công tác tiêm chủng vaccine, thông tin với báo chí, PGS.TS Dương Thị Hồng cũng cho biết về kế hoạch tiêm bù, tiêm vét vaccine tiêm chủng mở rộng quý 1/2024 tập trung tăng cường quản lý đối tượng, ưu tiên tiêm bù, tiêm trả mũi các vaccine trong Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em ngay sau khi được cung ứng vaccine.

Tăng cường giám sát các bệnh trong tiêm chủng : giám sát bệnh sởi, rubella, LMC/Bại Liệt, bạch hầu, ho gà, uốn ván sơ sinh, giám sát điểm ca tiêu chảy cấp do virus Rota.

Để đảm bảo an toàn tiêm chủng, cơ quan chuyên môn đã yêu cầu các điểm tiêm chủng trong trường hợp cần thiết có thể tăng số buổi tiêm chủng nhưng không tăng số trẻ trong 1 buổi tiêm chủng, cán bộ y tế phải nắm chắc những thông tin về an toàn tiêm chủng để truyền thông đến các bà mẹ, nhằm giúp cho bà mẹ theo dõi sát trẻ sau tiêm để kịp thời xử lý khi có tình huống phát sinh không mong muốn...

Báo Sức khỏe và Đới sống

SKĐS - Qua 70 năm xây dựng, phát triển, lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh đã khẳng định vị trí trọng yếu trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân; được Đảng, Nhà nước ghi nhận, đánh giá cao, trao tặng nhiều phần thưởng cao quý...
Trong phát biểu tại lễ Kỷ niệm 70 năm thành lập hệ thống khám bệnh, chữa bệnh (1953-2023), 15 năm tái lập Cục Quản lý Khám, chữa bệnh diễn ra hôm nay- 19/12, Uỷ viên TW Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã nhấn mạnh như trên.
Cùng dự buổi lễ về phía Bộ Y tế có Thứ trưởng Trần Văn Thuấn; các đồng chí nguyên Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, Nguyễn Quốc Triệu, các đồng chí Thứ trưởng qua các thời kỳ;

Về phía Tổng Hội y học Việt Nam có PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên- Chủ tịch Tổng hội; các đồng chí trong Ban Chấp hành Tổng hội;

Đại diện nhiều Bộ, ban, ngành, Uỷ ban của Quốc hội, các Văn phòng trung ương cùng hàng trăm đại biểu là các nhà quản lý, các thầy thuốc trên cả nước đã cùng hội tụ nhân ngày vui của lĩnh vực khám chữa bệnh.

Lĩnh vực khám, chữa bệnh là một trong 2 trụ cột chuyên môn quan trọng nhất của ngành Y tế
Gửi lời chúc mừng đơn vị, Bộ trưởng Đào Hồng Lan đồng thời gửi lời chúc sức khỏe tới các thầy thuốc cùng toàn thể đội ngũ nhân viên y tế đã và đang nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để cống hiến cho công tác khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân.

Điểm lại những kết quả, những nỗ lực của hệ thống khám chữa bệnh suốt 70 năm qua cũng như của Cục Quản lý Khám chữa bệnh trong 15 năm, Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định lĩnh vực khám, chữa bệnh là một trong 2 trụ cột chuyên môn quan trọng nhất của ngành Y tế.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan trong bối cảnh nước ta vừa trải qua đại dịch COVID-19, thường trực nguy cơ xâm nhập, bùng phát các dịch bệnh nguy hiểm, mới nổi, mô hình bệnh tật thay đổi, cùng với đó nhu cầu khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của người dân ngày càng cao và đa dạng, do đó cả hệ thống khám bệnh, chữa bệnh cần nỗ lực nhiều hơn nữa.
Bộ trưởng yêu cầu, trước mắt cần tiếp tục xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách về khám, chữa bệnh, hoàn thành tốt kế hoạch xây dựng văn bản hướng dẫn Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023.

Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cần hoàn thiện xây dựng Bộ tiêu chuẩn chất lượng cơ bản như Luật đã quy định; nâng cao chất lượng không chỉ về mặt quản lý mà cần quan tâm chú trọng chất lượng lâm sàng, chất lượng các dịch vụ chuyên môn kỹ thuật.

Bên cạnh đó, cần quan tâm phát triển toàn bộ các lĩnh vực như cấp chứng chỉ hành nghề, điều dưỡng, dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm khuẩn, phục hồi chức năng, giám định, đặc biệt là công tác an toàn người bệnh; nâng cao đạo đức nghề nghiệp, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, hướng tới mục tiêu chăm sóc toàn diện người bệnh.

Cục Quản lý Khám chữa bệnh cần đẩy nhanh cải cách hành chính, triển khai Đề án 06 của Chính phủ, ứng dụng công nghệ thông tin từ quản lý bệnh viện, giám định bảo hiểm y tế, bệnh án điện tử tới chẩn đoán, xét nghiệm, khám, chữa bệnh từ xa.

Đồng thời, Cục tiếp tục tăng cường các biện pháp giảm quá tải bệnh viện, nâng cao năng lực tuyến dưới thông qua phát triển mạng lưới bệnh viện vệ tinh; tăng cường đào tạo, luân phiên cán bộ y tế, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; thực hiện liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm.
"Tôi tin tưởng với truyền thống 70 năm rất đáng tự hào, vẻ vang, tập thể cán bộ công chức, viên chức, người lao động của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh và đội ngũ cán bộ y tế tại các bệnh viện, cơ sở y tế trên cả nước sẽ tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn, thách thức đưa công tác khám bệnh, chữa bệnh ngày càng phát triển, nâng cao chất lượng, đóng góp to lớn hơn nữa cho sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân"- Bộ trưởng Đào Hồng Lan khẳng định.

Nhiều chuyên ngành, lĩnh vực y khoa do bác sĩ Việt Nam hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho các nước trên thế giới
Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, PGS.TS Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh tại buổi lễ, trải qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử, tên gọi khác nhau nhưng vẫn với chức năng, nhiệm vụ là chỉ đạo khám, chữa bệnh; tham mưu Bộ Y tế trong hoàn thiện thể chế, xây dựng cơ chế, chính sách, chỉ đạo chuyên môn.

Cục đã tham gia xây dựng nhiều văn bản quan trọng, tiêu biểu như Luật Khám bệnh, chữa bệnh, Quy chế, Pháp lệnh và nhiều văn bản dưới Luật khác; triển khai nhiều Đề án góp phần nâng cao năng lực hệ thống khám, chữa bệnh các tuyến, nhất là tại cơ sở y tế vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Đơn vị không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ trong chẩn đoán, điều trị, mở rộng mạng lưới bệnh viện, giường bệnh cả ở khu vực nhà nước, tư nhân; giải quyết tình trạng quá tải, cải cách thủ tục hành chính trong khám, chữa bệnh; thực hiện lộ trình liên thông, công nhận kết quả xét nghiệm giữa cơ sở khám chữa bệnh gắn với nâng cao chất lượng dịch vụ; bảo đảm chăm sóc sức khỏe trong các sự kiện lớn, quan trọng của Nhà nước; thực hiện chương trình về phục hồi chức năng và giám định.
PGS.TS Lương Ngọc Khuê cũng cho biết thêm, cùng với đó, hệ thống các bệnh viện, cơ sở khám, chữa bệnh công lập và ngoài công lập được phát triển rộng khắp. Các dịch vụ y tế ngày một đa dạng, chất lượng được nâng lên rõ rệt, nhiều cơ sở khám, chữa bệnh được đầu tư xây dựng hiện đại và đồng bộ. Kỹ thuật y học tiên tiến được chuyển giao xuống tuyến dưới, góp phần giảm tải cho các bệnh viện tuyến trên; thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế có bước chuyển biến tích cực.

bo truong 70 nam kham chua benh 1702967990868832219995

"Việt Nam được coi là một điểm sáng trong triển khai kỹ thuật khám, chữa bệnh chuyên sâu, mang tầm quốc tế, không thua kém các nước phát triển. Nhiều chuyên ngành, lĩnh vực y khoa do bác sĩ Việt Nam hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật cho các nước trên thế giới. Nhiều người nước ngoài đến Việt Nam để chữa bệnh"- PGS.TS Lương Ngọc Khuê khẳng định.

Đặc biệt là việc hệ thống đã đổi mới phương thức đánh giá chất lượng bệnh viện, từ việc triển khai thí điểm 83 tiêu chí chất lượng năm 2013, đến năm 2023 thì nội dung đánh giá, công nhận chất lượng đã được đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh.

"Việc đổi mới này đã góp phần quan trọng nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Các bệnh viện trên toàn quốc đa số đã triển khai áp dụng và tích cực cải tiến. Thành quả lớn nhất chính là niềm tin và sự hài lòng của người bệnh, 100 triệu người dân vào hệ thống khám, chữa bệnh Việt Nam", Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết.
Dịp này, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã vinh dự được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ với các thành tích trong công tác từ năm 2018 đến năm 2022, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc.

Trước đó, năm 2018, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã được tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng Nhất vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác quản lý khám, chữa bệnh giai đoạn 2013-2018 góp phần vào chăm sóc sức khỏe nhân dân; Trước đó nữa, Cục Quản lý Khám chữa bệnh đã được vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Hai và Huân chương Lao động hạng Ba.

Năm 2023 đánh dấu 10 năm các bệnh viện thực hiện quản lý chất lượng bệnh viện theo 83 Tiêu chí đánh giá Chất lượng bệnh viện do Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đầu mối xây dựng và đề xuất tham mưu cho lãnh đạo Bộ Y tế triển khai trong hệ thống khám, chữa bệnh

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, sau 10 năm triển khai đánh giá chất lượng bệnh viện theo 83 tiêu chí, triển khai Đề án bệnh viện vệ tinh, khám bệnh, chữa bệnh từ xa, đề án bác sĩ gia đình, các nội dung về chất lượng bệnh viện, chuyển giao kỹ thuật, khám bệnh đã được đưa vào Luật Khám bệnh, chữa bệnh sửa đổi năm 2023, tạo hành lang pháp lý quan trọng cho hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.

Công tác quản lý chất lượng bệnh viện đã tạo ra phong trào thi đua trong hệ thống khám, chữa bệnh với mục tiêu lấy người bệnh làm trung tâm, an toàn và chất lượng bệnh viện. Đội ngũ cán bộ làm cán bộ quản lý chất lượng bệnh viện không ngừng trưởng thành và phát huy vai trò trong hệ thống khám bệnh chữa bệnh.

Diễn đàn Quốc gia Chất lượng bệnh viện lần thứ V là dịp tổng kết 10 năm thực hiện Bộ Tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện; chia sẻ kinh nghiệm quản lý bệnh viện, các giải pháp hiệu quả cải tiến chất lượng bệnh viện; tạo môi trường giao lưu và học hỏi giữa các bệnh viện trên toàn quốc.

Trước Diễn đàn 2 tháng, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã phát động phòng trào thi đua và đề nghị các bệnh viện gửi bài trình bày và poster. Tổng số có 148 bài trình bày và gần 500 poster đã gửi về. Ban tổ chức đã chọn các bài trình bày xuất sắc của các bệnh viện về cải tiến chất lượng và mời báo cáo tại Diễn đàn, đồng thời đã chấm và xét chọn được 145 poster tiêu biểu vào chung kết, để in và trình chiếu. Những poster xuất sắc sẽ được trao tại Gala tổng kết diễn đàn vào tối nay.

Báo sức khỏe và Đời sống

Sáng 12.12, tại Trường Cao đẳng Quảng Nam, Sở Y tế - Ban Quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ Sốt rét kháng thuốc Artemisinin” tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ Mít tinh và diễu hành hưởng ứng tham gia công tác Phòng, chống và loại trừ Sốt rét trên địa bàn tỉnh. Tham dự có TS.BS Trần Văn Kiệm, Giám đốc CDC Quảng Nam – Phó ban Quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ Sốt rét kháng thuốc Artemisinin” cùng các thành viên trong Ban dự án, toàn thể giáo viên, các em học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Quảng Nam.

2672f9e7c8a160ff39b0

Toàn cảnh buổi Lễ Mít tinh

Trong những năm qua, bệnh Sốt rét ở Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng đã được không chế và đẩy lùi, khu vực lưu hành Sốt rét dần dần được thu hẹp lại. Đến nay chương trình phòng, chống Sốt rét của tỉnh ta đã đạt được 3 mục tiêu là: không có dịch Sốt rét xảy ra; không có tử vong do Sốt rét; tỷ lệ mắc Sốt rét còn dưới 0,01/1000 dân số. Trong năm 2022, có 09 huyện, thị xã, thành phố được công nhận loại trừ sốt rét, năm 2023 tiếp tục thực hiện công nhận loại trừ Sốt rét ở 06 huyện và đến năm 2026 sẽ công nhận các huyện còn lại. Sau đó, tiếp tục thực hiện các bước để công nhận tỉnh Quảng Nam đạt tiêu chí loại trừ Sốt rét toàn tỉnh và chuyển sang giai đoạn “phòng Sốt rét quay trở lại”.

38c26cae5ae8f2b6abf9

TS.BS Trần Văn Kiệm, Giám đốc CDC Quảng Nam – Phó ban Quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ Sốt rét kháng thuốc Artemisinin” phát biểu tại buổi Lễ Mít tinh

S.BS Trần Văn Kiệm, Giám đốc CDC Quảng Nam – Phó ban Quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ Sốt rét kháng thuốc Artemisinin” phát biểu tại buổi Lễ Mít tinh
Phát biểu tại buổi Lễ mít tinh, TS.BS Trần Văn Kiệm, Giám đốc CDC Quảng Nam – Phó ban Quản lý Dự án “Sáng kiến khu vực ngăn chặn và loại trừ Sốt rét kháng thuốc Artemisinin” khẳng định: Tình hình bệnh sốt rét tại tỉnh ta tuy đã giảm mạnh và hiện tại đã ổn định, nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khiến bệnh sốt rét có thể bùng phát trở lại. Hưởng ứng tham gia công tác phòng chống và loại trừ bệnh sốt rét với chủ đề “Dồn tổng lực về đích để loại trừ sốt rét tại Việt Nam”. Đồng chí đề nghị mỗi cán bộ y tế phải là một tuyên truyền viên tích cực trong công tác truyền thông giáo dục phòng, chống Sốt rét, nhằm giúp cho cộng đồng nâng cao nhận thức và hiểu biết về sốt rét cũng như tác hại của bệnh sốt rét đối với sức khỏe con người. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với cán bộ y tế tăng cường công tác giám sát dịch tễ sốt rét, chú trọng tại các vùng có nguy cơ xảy ra dịch.

0e6d3aa71fe1b7bfeef0

Các đại biểu cùng thầy cô, các em học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Quảng Nam chụp ảnh lưu niệm

Sau lễ mít tinh, các đại biểu và toàn thể các em học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Quảng Nam đã tham gia diễu hành tuyên truyền lưu động trên các trục đường chính tại trung tâm thành phố Tam Kỳ nhằm thu hút và nâng cao ý thức phòng, chống Sốt rét của cộng đồng./.

3b528b46bd00155e4c11

Đoàn xe tuyên truyền lưu động và đội cờ hồi chuẩn bị xuất phát diễu hành khắp các tuyến đường trên địa bàn TP Tam Kỳ

VIẾT THẠNH

 

(Khuyến cáo cập nhật ngày 04/12/2023)
Hiện nay đang trong giai đoạn vào mùa Đông Xuân, thời tiết chuyển mùa thay đổi thất thường là nguyên nhân xuất hiện và lây lan các dịch bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ bùng phát các dịch bệnh truyền nhiễm.
Đây cũng là thời điểm nhu cầu giao thương, du lịch cuối năm tăng cao, là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan, có thể làm gia tăng số mắc các bệnh truyền nhiễm, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, nhất là với nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh như trẻ em có sức đề kháng yếu, người cao tuổi, người có bệnh lý nền.
Để phòng, chống các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, Bộ Y tế khuyến cáo (lưu ý) người dân chủ động thực hiện 05 biện pháp phòng bệnh cá nhân như sau:
- Đeo khẩu trang tại các cơ sở y tế, trên các phương tiện công cộng và tại các địa điểm tập trung đông người.
- Thường xuyên rửa tay bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn tay; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân, giữ ấm cơ thể, tập luyện thể dục, thể thao, nâng cao thể trạng.
- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo an toàn thực phẩm trong giết mổ gia súc, gia cầm và chế biến các sản phẩm từ gia súc, gia cầm.
- Tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh đường hô hấp như ho, sốt, khó thở…và khi có dấu hiệu mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

 

524e4857bfc2169c4fd3

SKĐS - Trong những năm gần đây, Ban chỉ đạo phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Công an đã phối hợp với Quỹ Phòng chống tác hại của thuốc lá, Bộ Y tế triển khai nhiều đợt kiểm tra, giám sát việc thực thi các quy định của Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá.
Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của thuốc lá của Bộ Công an, Quỹ Phòng, chống tác hại (PCTH) của thuốc lá, Bộ Y tế, Ban quản lý Chương trình y tế với Tổ chức y tế thế giới (WHO) phối hợp với Công an tỉnh An Giang kiểm tra, giám sát việc thực thi Luật PCTH của thuốc lá (PCTH của thuốc lá) và môi trường không khói thuốc lá tại một số nhà hàng, khách sạn địa bàn Tp Long Xuyên tỉnh An Giang.
Theo kế hoạch, Đoàn tiến hành kiểm tra, giám sát các vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá theo lĩnh vực được phân công trong Luật PCTH của thuốc lá và Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.

cam hut thuoc la 17017970304801077306321

Tại An Giang, Đoàn công tác đã đi kiểm tra, giám sát việc triển khai Luật PCTH của thuốc lá tại một số nhà hàng, khách sạn. Theo quy định nhà hàng là địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn trong nhà; khách sạn, nhà khách là địa điểm cấm hút thuốc hoàn toàn trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc phải đảm bảo đúng quy định của Luật PCTH của thuốc lá.

Trong ngày, Đoàn đã kiểm tra, giám sát tại Cụm khách sạn Đông Xuyên; Khách sạn, nhà hàng Thuận Phát, Khách sạn Lệ Hằng, khách sạn Hòa Bình; Khách sạn Châu Khương; Nhà hàng Hai Lúa Đồng quê;

Tại các địa điểm kiểm tra, Đoàn kiểm tra nhận thấy đa số các khách sạn đã có ý thức thực hiện Luật PCTH của thuốc lá, tuy nhiên tuy nhiên chưa đầy đủ, chưa đúng với Luật PCTH của thuốc lá. Số lượng biển cấm hút thuốc lá còn ít, vị trí đặt biển khó quan sát, một số Đoàn công tác đã nhắc nhở các đơn vị khẩn trương bổ sung, hoàn thiện những nội dung còn thiếu theo quy định của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá.
Đáng lưu ý tại Khách sạn Lệ Hằng, phòng nghỉ vẫn còn để gạt tàn thuốc lá, trong nội quy khách sạn không có nội dung cấm hút thuốc lá. Thậm chí trong phòng còn có quy định về nộp tiền phạt nếu làm vỡ gạt tàn thuốc lá.

Đoàn cũng ghi nhận và biểu dương Nhà hàng Hai Lúa Đồng quê đã tham gia lớp tập huấn về phòng chống tác hại thuốc lá và đã có những biển báo, hướng dẫn đảm bảo môi trường không khói thuốc lá đúng quy định.

Song song với việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của Luật PCTH của thuốc lá của các khách sạn, đoàn kiểm tra cũng đã tuyên truyền về tác hại của thuốc lá, lợi ích của việc xây dựng môi trường không khói thuốc, hướng dẫn đơn vị các tiêu chí để xây dựng khách sạn không khói thuốc lá như: Có biển báo cấm hút thuốc lá tại các địa điểm cấm hút thuốc lá trong khách sạn như sảnh khách sạn, phòng nghỉ, hành lang, cầu thang, phòng ăn, phòng làm việc, các khu vực trong nhà khác của khách sạn. Biển báo cấm hút thuốc cần rõ ràng, treo/đặt tại những vị trí dễ quan sát. Khách sạn cần có nơi dành riêng cho người hút thuốc.

Nơi dành riêng phải đảm bảo các điều kiện: có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. Đối với các khách sạn không đủ điều kiện bố trí khu vực dành riêng cho người hút thuốc theo đúng quy định của Luật PCTH của thuốc lá thì thì cần cấm hút thuốc hoàn toàn tại các khu vực trong nhà của khách sạn.

Theo Đoàn công tác, các đơn vị chỉ cần có những thay đổi rất nhỏ như tăng thêm biển báo cấm hút thuốc lá, bố trí phòng hút thuốc lá hợp lý, đúng quy định đã giúp có lợi cho chính các cơ sở kinh doanh du lịch và lưu trú như đảm bảo phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, tạo thói quen văn minh, lịch sự trong kinh doanh và sinh hoạt.

Đoàn công tác đã yêu cầu các đơn vị được kiểm tra hoàn thiện và khắc phục cá góp ý và hướng dẫn của Đoàn. Nếu sau 7 ngày các đơn vị vẫn còn vi phạm những quy định về Luật Phòng chống tác hại của Thuốc lá, Công an địa phương sẽ xử phạt theo quy định.
Trước đó, Ban Chỉ đạo PCTH của thuốc lá của Bộ Công an, Quỹ PCTH của thuốc lá , Ban quản lý Chương trình y tế với Tổ chức y tế thế giới (WHO) phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh kiểm tra công tác PCTH của thuốc lá tại một số nhà hàng, khách sạn trên địa bàn.

Điều 12 Luật PCTH của Thuốc lá:

Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá

1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:

a) Khu vực cách ly của sân bay;

b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây:

a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá;

b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát;

c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy.

3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà.

Sáng ngày 4.12, Sở Y tế Quảng Nam công bố Quyết định bổ nhiệm Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế. Tham dự có TS.BS Mai Văn Mười – Tỉnh Ủy viên, Bí thư Đảng bộ, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam; đại diện Lãnh đạo và tập thể cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Sở Y tế.

Tại buổi lễ, Trưởng phòng Tổ chức - Hành chính Sở Y tế thông qua Quyết định số 2085/QĐ-SYT ngày 27/11/2023 về việc điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Á, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế và Quyết định 2087/QĐ-SYT ngày 27/11/2023 về việc cử ông Nguyễn Á, Phó Chánh thanh tra Sở phụ trách, điều hành Thanh tra Sở kể từ ngày 01/12/2023.

 Tại đây, TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế đã trao Quyết định và tặng hoa chúc mừng Bs. Nguyễn Á, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của công tác thanh tra y tế là một chức năng thiết yếu của quản lí nhà nước, nhằm đánh giá ưu khuyết điểm, giám sát dự phòng những lĩnh vực nhạy cảm, dễ xảy ra sai phạm, răn đe, phòng ngừa, xử lý các vi phạm, phát huy nhân tố tích cực góp phần hoàn thiện cơ chế quản lý. Bên cạnh đó, đề nghị đồng chí được điều động bổ nhiệm tiếp tục phát huy năng lực chuyên môn, đoàn kết, sáng tạo để hoàn thành tốt  các nhiệm vụ được giao phó. Qua đó góp phần vào sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân. 

fe031137a7ea0eb457fb

TS.BS Mai Văn Mười - Giám đốc Sở Y tế trao Quyết định bổ nhiệm BS.CKI Nguyễn Á, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Y giữ chức vụ Phó Chánh Thanh tra Sở Y tế

Nhận quyết định bổ nhiệm, Bs. Nguyễn Á cảm ơn lãnh đạo Sở đã tin tưởng, giao nhiệm vụ mới, đồng thời sẽ làm việc trách nhiệm, nghiêm túc, phát huy năng lực để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. 

SKĐS - Cục Y tế dự phòng (Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Việt Nam) đã liên hệ, trao đổi trực tiếp với đại diện WHO tại Việt Nam và Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Trung Quốc đề nghị phối hợp, cung cấp các thông tin liên quan về sự gia tăng trường hợp mắc các bệnh hô hấp ở Trung Quốc.
Về thông tin liên quan đến sự gia tăng số trường hợp mắc các bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc, trả lời Báo Sức khoẻ & Đời sống tối 23/11, đại diện lãnh đạo Cục Y tế dự phòng (Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Việt Nam) cho biết, Cục đã liên hệ, trao đổi trực tiếp với đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam và Cơ quan Đầu mối thực hiện IHR Trung Quốc đề nghị phối hợp, cung cấp các thông tin liên quan.

Ngày 23/11, Cục Y tế dự phòng cũng đã có thư gửi đại điện WHO và Văn phòng CDC Hoa Kỳ tại Việt Nam đề nghị cung cấp thông tin chính thức liên quan đến việc gia tăng các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc.

benh ho hap o trung quoc 17007538942891669755841

Cha mẹ đưa con đến gặp bác sĩ tại một bệnh viện ở Thượng Hải, Trung Quốc, ngày 14/11/2023. Ảnh: Future Publishing/Getty Images.

Cục Y tế dự phòng cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với WHO, CDC Hoa Kỳ và các tổ chức quốc tế cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh đường hô hấp tại Trung Quốc và đề xuất các biện pháp phòng, chống dịch phù hợp để báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế. Đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường công tác truyền thông, khuyến cáo người dân không chủ quan, lơ là nhưng cũng không hoang mang, lo lắng và chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân, các khuyến cáo phòng bệnh lây truyền qua đường hô hấp.

Theo cập nhật đến ngày 23/11, trên trang thông tin điện tử của WHO cho biết, ngày 13/11/2013, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc thông báo về sự gia tăng số trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp tại Trung Quốc và nhận định nguyên nhân là do việc dỡ bỏ các chính sách hạn chế liên quan đến COVID-19 và sự lây lan của các mầm bệnh đường hô hấp như cúm, mycoplasma pneumoniae (vi khuẩn gây viêm phổi phổ biến ở trẻ em), virus hợp bào hô hấp (RSV) và virus SARS-CoV-2.

Ngày 21/11, Chương trình theo dõi các bệnh mới nổi (ProMED) có thông báo về các chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em xảy ra tại miền Bắc Trung Quốc.

Hiện chưa xác định được mối liên quan giữa các chùm ca bệnh viêm phổi chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em này với tình trạng gia tăng số trường hợp mắc các bệnh về đường hô hấp tại Trung Quốc nêu trên.

Ngày 22/11, WHO đề nghị Trung Quốc cung cấp bổ sung thông tin dịch tễ học, lâm sàng và kết quả xét nghiệm từ các chùm ca bệnh viêm phổi ở trẻ em, thông qua cơ chế Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR).


Báo Sức khoẻ và Đời sống