Thời gian ủ bệnh là thời gian từ khi nhiễm virus đến khi khởi phát các triệu chứng lâm sàng (ho, sốt, khó thở... ). Ước lượng hiện nay là khoảng 1 đến 12 ngày rưỡi, với trung vị là khoảng 5-6 ngày (tức là một nửa số người có thời gian ủ bệnh dưới 5-6 ngày, một nửa từ 5-6 ngày trở lên-ND). Dựa vào thông tin từ các bệnh do các Corona virus gây ra như MERS và SARS, thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV có thể lên đến 14 ngày. WHO khuyến cáo cần theo dõi  14 ngày đối với người đã tiếp xúc với người bệnh đã được xác định.

Hiểu biết về thời gian mà người nhiễm bệnh có thể phát tán virus cho người khác là điểm cốt yếu để kiểm soát dịch bệnh. Các thông tin y tế chi tiết từ người nhiễm là cần thiết để xác định khoảng thời gian mà người đó bị nhiễm. Theo các báo cáo gần đây, có thể người nhiễm 2019-nCoV đã bị nhiễm trước khi xuất hiện các triệu chứng rõ ràng. Nhưng dựa vào dữ liệu đang có, người có triệu chứng đường hô hấp là nguồn phát tán chính.

Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào đặc hiệu được khuyến cáo dùng để phòng và chống coronavirus chủng mới. Nhưng người nhiễm 2019-nCoV nên được áp dụng các biện pháp chăm sóc làm giảm nhẹ và điều trị triệu chứng, và những người có triệu chứng nặng cần được chăm sóc hỗ trợ tối ưu. Một số cách điều trị đang được nghiên cứu và sẽ được thử nghiệm lâm sàng. WHO đang hỗ trợ để phối hợp nỗ lực tìm ra thuốc đặc trị để điều trị nCoV với nhiều tổ chức.

Nếu bạn muốn tự bảo vệ mình, bạn nên duy trình việc vệ sinh tay và đường hô hấp, ăn uống an toàn, tránh tiếp xúc gần, nếu có thể, với những người có triệu chứng hô hấp như ho và nhảy mũi.

Những phương tiên sau đây đặc biệt được khuyến cáo là không áp dụng vì chúng không có hiệu quả để bảo vệ và thậm chí là gây hại:

  • Dùng Vitamin C.
  • Hút thuốc
  • Uống các loại trà thảo dược
  • Đeo một lần nhiều khẩu trang để tối đa hóa việc bảo vệ
  • Tự sử dụng thuốc, ví dụ kháng sinh.

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản số 3700/VPCP-KGVX truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long về xử lý vấn đề thuốc chữa bệnh giả.

thuoc 1745835666110902099129

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả quy mô lớn, ngày 16/4. Ảnh: TTXVN.

Văn bản nêu, gần đây, sau vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc chữa bệnh giả được phát hiện tại một số địa phương, báo chí có nhiều tin, bài phản ánh lo ngại, bức xúc của nhân dân về nạn thuốc giả, nêu yêu cầu cần sớm xử lý hiệu quả vấn đề thuốc giả.

Về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá thực trạng quy định của pháp luật và tình hình và kết quả quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trong thời gian qua;

Có giải pháp phù hợp, nhất là về trách nhiệm của cơ sở cung ứng thuốc trong việc chấp hành quy định của pháp luật về dược và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng thuốc chữa bệnh, ngăn ngừa thuốc giả trên địa bàn.

Đồng thời, Bộ Y tế tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh, nâng cao hiệu quả việc kết nối cơ sở cung ứng thuốc, bệnh án điện tử, đơn thuốc điện tử theo các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 23/CT-TTg, Chỉ thị số 07/CT-TTg và tại Công văn số 668/VPCP-KGVX.

Theo suckhoedoisong.vn 

 

 

Để tăng cường hơn nữa công tác bảo đảm an toàn thực phẩm và phòng ngừa ngộ độc thực phẩm, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người quản lý, người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng thực phẩm, UBND tỉnh Quảng Nam đã ban hành kế hoạch triển khai tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025 với chủ đề “Bảo đảm an toàn thực phẩm, trong đó chú trọng an toàn thực phẩm bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”, thời gian: từ ngày 15/4/2025 đến ngày 15/5/2025, phạm vi triển khai trên địa bàn toàn tỉnh.

ATTP

Mục đích, yêu cầu của tháng hành động

1. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, xác định trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên và Nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm (ATTP); đề cao vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong việc thực thi pháp luật về an toàn thực phẩm; kịp thời thông tin các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn, chất lượng cao, các cơ sở vi phạm, tiềm ẩn nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm.

2. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát công tác bảo đảm an ninh, an toàn  thực phẩm; kiên quyết đấu tranh, ngăn chặn, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh vi phạm quy định về an ninh, an toàn thực phẩm (khi xảy ra trên địa bàn); nêu cao vai trò của chính quyền các cấp, các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội và sự giám sát của người tiêu dùng đối với việc tuân thủ pháp luật về an toàn thực phẩm đối với các cá nhân, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

3. Nâng cao năng lực phòng ngừa, chủ động xử lý ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm; giảm thiểu ngộ độc do tiêu dùng thực phẩm không an toàn.

Các hoạt động của tháng hành động bao gồm: Tổ chức phổ biến, triển khai “Tháng hành động; tổ chức Lễ phát động “Tháng hành động vì an toàn thực phẩm” năm 2025 tại thị xã Điện Bàn trong khoảng thời gian từ ngày 15/4/2025 đến ngày 25/4/2025 và tại các địa phương khác trong khoảng thời gian từ ngày 15/4/2025 đến ngày 25/4/2025; triển khai chiến dịch truyền thông bảo đảm an toàn thực phẩm.

Trong Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, mỗi người hãy hưởng ứng và thực hiện tốt 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý của Bộ Y tế.

 

BTV. TTGDSK

 

Bộ Y tế cho biết, hầu hết các tỉnh có số mắc tăng nằm ở khu vực phía Bắc. Độ tuổi mắc bệnh đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine.

Cả nước ghi nhận rải rác 76.312 trường hợp

Theo đó, tuần qua (12/4-17/4), cả nước ghi nhận 4.122 trường hợp nghi Sởi, giảm 8,8% so với tuần trước (4.519 trường hợp) và ghi nhận 2 trường hợp tử vong liên quan đến sởi, trong đó một trường hợp đang điều trị ung thư, có nhiều bệnh nền và một trường hợp trẻ nhập viện muộn sau 3 ngày. Tính từ đầu năm 2025 đến nay, cả nước ghi nhận rải rác 76.312 trường hợp nghi Sởi tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 8.614 trường hợp dương tính.

Nhận định về tình hình dịch cho thấy, số ca mắc có xu hướng tăng từ tuần 9, chững lại ở tuần 14 và giảm ở các tuần 15, 16. Hầu hết các tỉnh có số mắc tăng nằm ở khu vực phía Bắc, các tỉnh phía Bắc có số mắc tăng bắt đầu từ năm 2025 (năm 2024 có số mắc rất thấp), số mắc ở các khu vực còn lại cơ bản đã chững lại và xu hướng tăng không rõ như thời gian trước.

tiem vaccine 1745069960746845175

Theo Bộ Y tế, đến hết ngày 17/4/2025, 52/54 tỉnh đạt tỷ lệ tiêm trên 95% (đạt chỉ tiêu theo kế hoạch).

Độ tuổi mắc bệnh đã bắt đầu có sự thay đổi theo nhóm tuổi sau thời điểm hạn kết thúc chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi: So với 3 tháng đầu năm 2025, nhóm từ trên 1 tuổi đến 10 tuổi (chiếm 61,4%) đã giảm 6%; giảm nhẹ ở nhóm dưới 1 tuổi (chiếm 2,7%), giảm 0,4% (bao gồm cả nhóm trẻ dưới 6 tháng tuổi không có chỉ định tiêm vắc xin sởi); nhóm trên 10 tuổi (chiếm 35,9%) tăng 6,4% (Nhóm trên 10 tuổi: 11 – 15 tuổi chiếm 19,2%, và nhóm trên 16 tuổi chiếm 16,7%).

Hầu hết các tỉnh, thành phố đã khẩn trương xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai tại địa phương, huy động sự tham gia hỗ trợ của các ban ngành, các cấp chính quyền tại địa phương trong việc rà soát đối tượng, tổ chức triển khai.

Đến hết ngày 17/4/2025, 52/54 tỉnh đạt tỷ lệ tiêm trên 95% (đạt chỉ tiêu theo kế hoạch); 2/54 tỉnh tỷ lệ tiêm cao từ 90-95%. Bên cạnh đó, Bộ Y tế cũng chú trọng đến công tác thông tin và phối hợp, làm việc với Trung tâm Thông tin Y tế Quốc gia để nâng cao chất lượng báo cáo bệnh truyền nhiễm, và phối hợp với các cơ quan báo chí để tuyên truyền về tình hình dịch và các biện pháp phòng, chống.

Triển khai nhiều biện pháp quyết liệt

Trước tình hình này, ngành y tế đã triển khai nhiều biện pháp quyết liệt. Bộ Y tế đã có công văn gửi Viện Vệ dịch tễ/Pasteur và Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc rà soát, đề xuất đăng ký đối tượng tiêm vắc xin phòng, chống bệnh sởi phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3, đồng thời chỉ đạo các cơ sở y tế tăng cường công tác khám chữa bệnh và kiểm soát lây nhiễm.

Theo Bộ Y tế, dù tình hình dịch bệnh có dấu hiệu thuyên giảm, ngành y tế vẫn nhận định còn nhiều thách thức. Một số địa phương chưa đạt tỷ lệ tiêm chủng cao (≥95%) do khó khăn trong việc tiếp cận đối tượng, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa và đô thị lớn. Nhận thức của một bộ phận người dân còn hạn chế, dẫn đến tâm lý e ngại tiêm vaccine. Thêm vào đó, số lượng cán bộ y tế cơ sở còn mỏng, gây khó khăn cho công tác triển khai.

Để ứng phó hiệu quả, Bộ Y tế chỉ đạo Sở Y tế các tỉnh, thành phố tăng cường truyền thông về tình hình dịch và khuyến cáo phòng bệnh; Rà soát lại đối tượng trẻ từ 11 đến 15 tuổi chưa tiêm chủng/chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine chứa thành phần sởi ở tất cả các tỉnh, thành phố và không rõ tiền sử tiêm chủng, chưa từng bị sởi, có nguyện vọng tiêm vaccine có thành phần sởi đảm bảo chính xác, trong đó nêu rõ số đối tượng ở những khu vực có nguy cơ cao.

Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur hướng dẫn các tỉnh, thành phố rà soát, thống kê lại số đối tượng thuộc nhóm từ 11 đến 15 tuổi, trong đó nêu rõ số đối tượng ở những vùng nguy cơ cao; Phối hợp tổ chức triển khai kế hoạch chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi năm 2025 đợt 3…

Theo Báo sức khỏe đời sống

 

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị một số bệnh nhân sởi ở độ tuổi 35-46 với các biểu hiện sốt cao, ho, phát ban, thậm chí suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO.

Không chỉ trẻ nhỏ, dịch sởi đang khiến nhiều người trưởng thành nhập viện trong tình trạng nặng, dễ gặp biến chứng nguy hiểm.

Đơn cử như trường hợp bệnh nhân L.T.S (42 tuổi, Yên Bái) đang nằm viện sau mổ sỏi mật thì xuất hiện sốt cao, phát ban, ho, đau rát họng, viêm phổi và nghi ngờ mắc sởi có biến chứng. Bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

nguoi lon mac soi 17448780777331

Nhiều trường hợp người lớn mắc sởi với các biến chứng nặng như: suy hô hấp cấp (ARDS) phải can thiệp ECMO. Ảnh: BVCC

 

 

 

 

Tại Trung tâm Hồi sức tích cực, bác sĩ xác định bệnh nhân mắc sởi với các triệu chứng điển hình như: sốt cao, ho, phát ban toàn thân. Ngay khi nhập viện, bệnh nhân được điều trị tích cực, hỗ trợ thở oxy. Sau 6 ngày điều trị, bệnh nhân đã cắt sốt, sức khỏe dần ổn định, ban sởi cũng đã gần hết.

Tương tự, bệnh nhân N.Q.H (35 tuổi, Hà Nội) xuất hiện sốt, ho và tiêu chảy nhiều lần cách 6 ngày trước khi nhập viện. Ban đầu, anh được chẩn đoán sốt virus, điều trị tại nhà nhưng không cải thiện. Các triệu chứng ngày càng nặng thêm, đặc biệt là đau họng dữ dội, không ăn uống được. Sau đó, anh được truyền dịch tại nhà.

Một ngày sau, anh xuất hiện ban toàn thân và được đưa đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vì nghi ngờ sốt xuất huyết. Tại Khoa Vi rút - Ký sinh trùng, anh H. được chẩn đoán mắc sởi biến chứng đường ruột với biểu hiện sốt cao 39–40°C, ho khan, ban đỏ toàn thân, mắt sung huyết, tiêu chảy nhiều lần trong ngày. Hiện bệnh nhân đang được điều trị tích cực.

Nặng nhất là trường hợp bệnh nhân N.X.V (46 tuổi, Nghệ An). Bệnh nhân khởi phát với sốt cao, ho, đi ngoài phân lỏng nhiều lần. Sau ba ngày tự điều trị tại nhà không đỡ, bệnh nhân nhập Bệnh viện Đa khoa TP Vinh. Tại đây, tình trạng hô hấp xấu đi nhanh chóng và bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Nghệ An. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân mắc sởi biến chứng hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS).

Bệnh nhân được đặt ống nội khí quản, thở máy nhưng độ bão hòa oxy trong máu rất thấp. Do diễn biến nguy kịch, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và được chỉ định VV-ECMO ngay lập tức. Do diễn biến nguy kịch, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương và được chỉ định VV-ECMO ngay lập tức.

Bác sĩ Trịnh Thị Lan Hương - Trung tâm Hồi sức tích cực cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng suy hô hấp nặng, nổi ban sởi toàn thân, xuất huyết tại các vị trí tiêm truyền. Do suy hô hấp nặng dù đã thở máy tối đa, bệnh nhân phải dùng phương pháp VV-ECMO hỗ trợ. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS), một biến chứng nguy hiểm của sởi có thể dẫn đến tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.

Theo bác sĩ Hương, bệnh sởi thường diễn tiến qua ba giai đoạn:

Giai đoạn khởi phát: kéo dài 3-5 ngày, biểu hiện giống cảm cúm như sốt, ho, chảy mũi, hắt hơi, đỏ mắt, tiêu chảy. Giai đoạn này dễ lây lan nhưng khó nhận biết vì chưa có ban.

Giai đoạn phát ban: xuất hiện các nốt ban đỏ từ sau tai, gáy rồi lan ra trán, má, xuống đầu, mặt, cổ, thân và tứ chi. Người bệnh thường sốt cao, mệt mỏi.

Giai đoạn lui bệnh: ban mờ dần, để lại vết thâm trên da trước khi hồi phục hoàn toàn.

mac soi 17448780778192003257903

Bác sĩ khám cho bệnh nhân mắc sởi.

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền – Giám đốc Trung tâm Phòng chống dịch cảnh báo, tiêm đủ hai mũi vaccine sởi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Người đã mắc sởi hoặc tiêm vaccine sẽ có miễn dịch suốt đời. Những người không chắc chắn về tiền sử tiêm chủng hoặc mắc bệnh nên tiêm nhắc lại khi có dịch.

Vaccine sởi là vaccine sống giảm độc lực, chống chỉ định với người suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch. Với những đối tượng này, cần chủ động phòng tránh bằng cách đeo khẩu trang, hạn chế đến nơi đông người. Người lớn cũng nên tiêm nhắc lại để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Bác sĩ Huyền nhấn mạnh, việc phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng để hạn chế lây lan và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Khi có các biểu hiện như sốt cao, ho, tiêu chảy, phát ban cần đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán và điều trị. Đồng thời, nên cách ly người bệnh, giữ vệ sinh môi trường sống, rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa dịch bệnh.

Theo Báo sức khỏe đời sống

Nhân dịp kỷ niệm Ngày Người khuyết tật Việt Nam (18/4/1998-18/4/2025), Uỷ viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã có thư chúc mừng thân ái gửi người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật cả nước

Trong thư, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan bày tỏ: Nhân kỷ niệm ngày Người khuyết tật Việt Nam, thay mặt Lãnh đạo Bộ Y tế, tôi thân ái gửi tới người khuyết tật và các tổ chức của người khuyết tật trên cả nước lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất.

Theo Bộ trưởng Đào Hồng Lan, thời gian qua, Đảng, Nhà nước và xã hội luôn quan tâm đến công tác người khuyết tật, cộng đồng người khuyết tật. 

Quốc hội đã ban hành Luật Người khuyết tật, phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chương trình, cơ chế, chính sách chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng và trợ giúp xã hội cho người khuyết tật ngày càng đầy đủ, toàn diện. 

thu 164 1744776862653829113239

Thư của Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan chúc mừng Ngày Người Khuyết tật Việt Nam.

Số lượng người khuyết tật được thụ hưởng các chính sách an sinh xã hội ngày càng gia tăng; có trên 1,7 triệu người là khuyết tật nặng và đặc biệt nặng đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng, 96% người khuyết tật được cấp thẻ bảo hiểm y tế; các bệnh viện đa khoa Trung ương, tỉnh và huyện đều có khoa phục hồi chức năng; ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Braille được quy định thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn quốc. 

Hàng năm, có hàng triệu lượt trẻ em, người khuyết tật được chăm sóc y tế, phục hồi chức năng, hỗ trợ giáo dục, miễn, giảm giá vé khi tham gia giao thông, công trình công cộng, hỗ trợ học nghề, giới thiệu việc làm, sinh kế, vay vốn tín dụng, trợ giúp pháp lý. 

"Xin trân trọng ghi nhận và biểu dương rất nhiều tấm gương người khuyết tật đã nỗ lực vươn lên, vượt qua những rào cản khó khăn, đạt được nhiều thành tựu trong công việc và cuộc sống, đóng góp hết sức ý nghĩa, quan trọng cho đất nước, cho cộng đồng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội"- Bộ trưởng Đào Hồng Lan viết trong thư.

Trong thư Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan nêu rõ: Năm 2025 là năm tiền đề để đất nước ta bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình phát triển giàu mạnh, thịnh vượng của dân tộc. 

"Tôi tin tưởng rằng với sự nỗ lực của người khuyết tật, tổ chức của người khuyết tật và sự quyết tâm của các cấp, các ngành, cộng đồng, chúng ta tiếp tục phát huy thành tựu, triển khai hiệu quả các chương trình, chính sách an sinh xã hội cho người khuyết tật; có nhiều sáng kiến, cách làm hay hỗ trợ người khuyết tật vượt qua khó khăn, nỗ lực vươn lên, xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đóng góp xây dựng đất nước giàu mạnh"- Bộ trưởng Đào Hồng Lan bày tỏ và gửi lời chúc người khuyết tật trên cả nước thật nhiều sức khỏe, bình an và hạnh phúc.

Thái Bình - Báo Sức khỏe đời sống

Theo Bộ Y tế, trong giai đoạn gần đây tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp. Còn ở nước ta hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11...

Bộ Y tế đã có văn về việc tăng cường, phòng, chống sốt xuất huyết bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp 

Theo Bộ Y tế, trong thời gian qua, với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền các cấp, các ban ngành từ Trung ương đến địa phương, công tác phòng chống sốt xuất huyết đã thu được những thành quả đáng khích lệ. 

Tuy vậy, trong giai đoạn gần đây tình hình sốt xuất huyết trên thế giới tiếp tục gia tăng và diễn biến phức tạp do điều kiện môi trường thuận lợi cho véc tơ truyền bệnh, tốc độ đô thị hóa gia tăng, di biến động dân cư nên khó kiểm soát nguồn truyền bệnh.

edit sot xuat huyet 173236857677

Hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch sốt xuất huyết, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11.

Hiện đang bắt đầu vào thời điểm mùa dịch, số mắc hàng năm có xu hướng tăng cao nhất từ tháng 5 đến tháng 11 nên công tác chủ động triển khai các biện pháp phòng chống trước mùa dịch rất quan trọng.

Trong đó, để triển khai sớm các biện pháp phòng chống, không để dịch bùng phát, hạn chế tối đa số mắc và tử vong. Bộ Y tế đề nghị UBND tỉnh, thành phố quan tâm chỉ đạo một số nội dung công tác, cụ thể:

Ban hành kế hoạch và tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày ASEAN phòng chống sốt xuất huyết lần thứ 15 (15/6/2025). Chủ động công tác truyền thông phòng chống sốt xuất huyết trước mùa dịch và triển khai các hoạt động thiết thực, phát huy vai trò của chính quyền, ban, ngành, đoàn thể và người dân tích cực tham gia vào công tác phòng, chống sốt xuất huyết.

Giao trách nhiệm cụ thể cho các cấp chính quyền có nhiệm vụ chỉ đạo và huy động các ban, ngành, tổ chức chính trị xã hội phối hợp với ngành y tế triển khai chiến dịch diệt lăng quăng/bọ gậy đảm bảo tất cả các hộ gia đình tại vùng có dịch và có nguy cơ phải được kiểm tra, giám sát các bể, dụng cụ chứa nước, các vật dụng, đồ phế thải, nơi sinh sản của muỗi để tiến hành các hình thức tiêu diệt bọ

Cùng đó, chỉ đạo Sở Y tế triển khai giám sát chặt chẽ việc xử lý triệt để ổ dịch sốt xuất huyết tại địa phương. Tổ chức phun hóa chất 100% các hộ gia đình thuộc khu vực ổ dịch. Đảm bảo phun hóa chất đúng kỹ thuật, đánh giá chỉ số véc tơ trước và sau phun để có chỉ định phun cụ thể; Đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức phát động học sinh tham gia dọn dẹp vệ sinh, loại bỏ ổ chứa lăng quăng khu nhà ở và trường học; đánh giá tình hình dịch bệnh để đề xuất các biện pháp phòng bệnh chủ động.

Hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân

Chỉ đạo Sở Văn hóa Thể thao và du lịch, các cơ quan thông tin đại chúng phối hợp với Sở Y tế triển khai các hoạt động tuyên truyền phòng chống sốt xuất huyết, đa dạng hóa các hoạt động truyền thông để người dân hiểu và chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống sốt xuất huyết như:

  • Lật úp dụng cụ chứa nước không sử dụng
  • Diệt loăng quăng/bọ gậy
  • Nằm màn
  • Chống muỗi đốt
  • Truyền thông về dấu hiệu của bệnh sốt xuất huyết và hướng dẫn khi mắc bệnh không tự điều trị tại nhà, đến ngay các cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  • Tập trung truyền thông trước và trong khi triển khai các chiến dịch diệt loăng quăng/bọ gậy và chiến dịch phun hóa chất diệt muỗi để người dân biết, phối hợp thực hiện.

thuy nguyen hai phong chong sot

Phun hóa chất diệt muỗi phòng chống sốt xuất huyết.

Bộ Y tế cũng đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ sở khám, chữa bệnh tổ chức tốt việc thu dung điều trị bệnh nhân, hạn chế tối đa các trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, đặc biệt tại các cơ sở khám, chữa bệnh tư nhân, tránh tình trạng bệnh nhân không được tư vấn, cấp cứu, điều trị và chuyển tuyến kịp thời. Đồng thời có kế hoạch phân tuyến điều trị, hỗ trợ tuyến dưới, tránh tình trạng quá tải bệnh viện.

Chỉ đạo Sở Tài chính căn cứ kế hoạch phòng chống sốt xuất huyết năm 2025 trình UBND  tỉnh, thành phố cấp và bổ sung kinh phí kịp thời để chủ động triển khai công tác phòng chống sốt xuất huyết trước mùa dịch.

Cùng đó, tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành đi kiểm tra, giám sát việc thực hiện chỉ đạo của Bộ Y tế và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố.

Thái Bình - Báo Sức khỏe đời sống

Chiều ngày 16/4, Chi bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam (CDC Quảng Nam) tổ chức Đại hội lần thứ III nhiệm kỳ (2025 - 2027). Ts.Ts Mai Văn Mười - Bí thư Đảng ủy Sở Y tế, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế cùng các đồng chí cấp ủy, đảng viên và quần chúng ưu tú thuộc CDC Quảng Nam tham dự.

Trong nhiệm kỳ (2022 - 2025), Chi bộ CDC Quảng Nam luôn nhận được sự lãnh đạo, chỉ đạo và quan tâm sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Đảng ủy Khối các cơ quan và Đảng ủy Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, các đồng chí đảng viên trong chi bộ năng động, sáng tạo, nhiệt tình trong công tác, với tinh thần trách nhiệm cao quyết tâm hoàn thành tốt các mục tiêu trong nhiệm kỳ qua; thực hiện công tác giáo dục chính trị tư tưởng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối sống cho đảng viên, viên chức; triển khai, thực hiện kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; chi bộ tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho toàn bộ đảng viên và quần chúng tham gia 4 lần/năm; quán triệt các Nghị quyết của Đảng, đảng viên, viên chức và người lao động đã được trang bị thêm về lý luận, tư tưởng chính trị ổn định, không dao động, bản lĩnh chính trị vững vàng, an tâm công tác; nâng cao ý thức trách nhiệm, phát huy tính tiên phong gương mẫu, chủ động, tích cực trong việc thi hành Điều lệ đảng và nhiệm vụ chuyên môn đạt hiệu quả cao; thực hiện nghị quyết số 03-NQ/ĐUK ngày 15/7/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ Khối về nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên và nghị quyết số 21-NQ/TW; năm 2023 và 2024 chi bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, so với mục tiêu đề ra thì chi bộ đã vượt chỉ tiêu nhiệm kỳ (2022-2025); 100% đảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ; 15% đảng viên HTXS nhiệm vụ; kết quả thực hiện mô hình “Chi bộ 4 tốt”, chi bộ đã triển khai cho toàn thể đảng viên tham gia và đạt loại tốt,…

Nhiệm kỳ (2025 - 2027) chi bộ CDC Quảng Nam đặt ra mục tiêu xây dựng chi bộ hoàn thành tốt nhiệm vụ, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ; từng bước ổn định cơ sở, hoàn thiện bộ máy, cơ cấu tổ chức, nhân lực; lãnh đạo tốt công tác phòng chống dịch, khống chế dịch kịp thời; triển khai tốt các nhiệm vụ chuyên môn; nâng cao chất lượng mọi mặt đảng viên; phát huy vai trò làm chủ của cán bộ, viên chức lao động trong đơn vị;... góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân tỉnh nhà.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Chi bộ lần thứ III (2025 - 2027), gồm 7 đồng chí, đồng chí Trần Văn Kiệm - Giám đốc CDC  Quảng Nam được bầu làm Bí thư chi bộ nhiệm kỳ (2025 - 2027).

Một số hình ảnh tại Đại hội

Untitled 6

Ts.Ts Mai Văn Mười - Bí thư Đảng ủy Sở Y tế, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế tặng hoa chúc mừng đại hội.

Untitled K

Quang cảnh Đại hội chi bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam

K

Ban chấp hành mới ra mắt

JJ

Ts.Bs Mai Văn Mười - Bí thư Đảng ủy Sở Y tế, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở Y tế phát biểu chỉ đạo đại hội

Tác giả: Thùy An - Ánh Minh